Bài 34: Kính thiên văn - Giải BT Vật Lí 11
Bài 34: Kính thiên văn
Bài 4 (trang 216 SGK Vật Lý 11): Em hãy giải thích vì sao tiêu cự vật kính của kính thiên văn phải lớn?
Bài giải:Tiêu cự vật kính f1 của kính thiên văn phải lớn vì:
- Số bội giác của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực được xác định bởi: G∞ = f1 / f2
Để quan sát được ảnh của vật bằng kính thiên văn ta điều chỉnh thị kính để ảnh qua thị kính A2 B2 là ảnh ảo, nằm trong giới hạn thấy rõ Cc Cv của mắt, tức là ảnh A1 B1 phải nằm trong khoảng O2 F2. Do đó, f2 phải vào khoảng cen-ti-mét.
Muốn G có giá trị lớn thì ta phải tăng giá trị của f1 => Tiêu cự vật kính của kính thiên văn phải lớn.
Bài 5 (trang 216): Đặt f1 và f2 lần lượt là tiêu cự của vật kính và thị kính của kính thiên văn. Xét các biểu thức:
Số bội giác của kính thiên văn ngắm chừng vô cực có biểu thức:
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. Biểu thức khác
Bài giải:Số bội giác của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực có biểu thức là:
Đáp án đúng là: B
Bài 6 (trang 216): Đặt f1 và f2 lần lượt là tiêu cự của vật kính và thị kính của kính thiên văn. Xét các biểu thức:
Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của thiên văn ngắm chừng ở vô cực có biểu thức nào?
A. (1).
B. (2)
C. (3)
D. Biểu thức khác.
Bài giải:Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của thiên văn ngắm chừng ở vô cực có biểu thức: O1 O2 = f1 + f2
Đáp án đúng là: A
Bài 7 (trang 216): Vật kính của một kính thiên văn dùng ở trường học có tiêu cự f1 =1,2m. Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f1 = 4cm.
Tính khoảng cách giữa hai kính và số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.
Bài giải:Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực là:
O1 O2 = f1 + f2 = 1,2 + 0,04 = 1,24 m
Số bội giác của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực có biểu thức:
Đáp án: O1 O2 = 1,24 cm; G ∞ = 30
Bài trước: Bài 33: Kính hiển vi - Giải BT Vật Lí 11 Bài tiếp: Bài 35: Thực hành: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì - Giải BT Vật Lí 11