Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Vật Lí 11 > Bài 31: Mắt - Giải BT Vật Lí 11

Bài 31: Mắt - Giải BT Vật Lí 11

  • Bài 31: Mắt

  • Bài 4 (trang 203 SGK Vật Lý 11): Năng suất phân li của mắt là gì?

    Bài giải:

    Năng suất phân li của mắt là góc trông nhỏ nhất αmin giữa hai điểm A và B mà mắt còn có thể phân biệt được hai điểm đó.

    Giải bài 4 trang 203 SGK Vật Lý 11 ảnh 1

    Bài 5 (trang 203): Trình bày sự lưu ảnh của mắt và các ứng dụng.

    Bài giải:

    Sự lưu ảnh của mắt là thời gian (khoảng 0,1s) để võng mạc hồi phục sau khi tắt ánh sáng kích thích.

    Ứng dụng của sự lưu ảnh: ứng dụng trong chiếu phim, trên màn hình ti vi.

    Bài 6 (trang 203): Hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi sau?

    Mắt loại.... có điểm cực viễn CV ở vô cực.

    A. (1)

    B. (2)

    C. (3)

    D. (1) và (3)

    Bài giải:

    Mắt thường lúc về già có điểm cực viễn Cv ở vô cực.

    Đáp án đúng là: A

    Bài 7 (trang 203): Hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi sau?

    Mắt loại nào có fmax> OV?

    A. (1)

    B. (2)

    C. (3)

    D. Không loại nào

    Bài giải:

    Mắt viễn thị có fmax> OV, khi quan sát vật ở vô cực mà không điều tiết, ảnh của vật sẽ hiện sau võng mạc => Muốn nhìn vật ở vô cực thì mắt phải điều tiết (nếu viễn nhẹ) hay đeo thấu kính hội tụ.

    Đáp án đúng là: C

    Bài 8 (trang 203): Hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi sau:

    Mắt loại nào phải đeo thấu kính hội tụ?

    A. (1)

    B. (2)

    C. (3)

    D. (1) và (3)

    Bài giải:

    Mắt thường về già (mắt lão) hay mắt viễn thị phải đeo thấu kính hội tụ.

    Đáp án đúng là: D

    Bài 9 (trang 203): Mắt của một người có điểm cực viễn Cv cách mắt 50cm.

    a) Mắt người này bị tật gì?

    b) Muốn nhìn thấy vật ở vô cực không điều tiết người đó phải đeo kính có độ tụ bằng bao nhiêu? ( kinh đeo sát mắt).

    c) Điểm Cc cách mắt 10 cm. Khi đeo kính, mắt nhìn thấy điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu? ( Kính đeo sát mắt).

    Bài giải:

    Ta có: OCV = 50cm < ∞ ⇒ Người đó không nhìn xa được ⇒ Mắt người này bị tật cận thị.

    Sơ đồ tạo ảnh qua kính:

    Với kính (L) người cận thị thấy rõ vật ở rất xa d = ∞, khi ảnh ảo của nó ở tại cực viễn CV và kính đeo sát mắt (l = 0):

    d'1 = l - OCV = 0 - 50 cm = -0,5 m

    Tiêu cự của kính cầ đeo là: f = dv - = -0,5 m

    Độ tụ của kính cần đeo là: D = 1/f = -2 điốp

    c) Khi đeo kính (L), người này có cực cận mới khi ảnh ảo của vật hiện ra ở cực cận Cc: d'c = l - OCc = -10 cm

    Khi đeo kính, mắt nhìn thấy điểm gần nhất cách mắt:

    Giải bài 9 trang 203 SGK Vật Lý 11 ảnh 1

    Kết luận:

    a) Mắt cận;

    b) D = -2 điốp;

    c) dc = 12,5 cm

    Bài 10 (trang 203): Một mắt bình thường về già. Khi điều tiết tối đa thì tăng độ tụ của thể thủy tinh thêm 1dp.

    a) Xác định điểm cực cận và điểm cực viễn.

    b) Tính độ tụ của thấu kính phải mang (cách mắt 2 cm) để mắt nhìn thấy một vật cách mắt 25 cm không điều tiết.

    Bài giải:

    a) Khi nhìn gần nhất:

    Vật đặt tại điểm cực cận d = dc = OCc và mắt điều tiết tối đa, độ tụ của mắt cực đại

    D = Dmax

    Giải bài 10 trang 203 SGK Vật Lý 11 ảnh 1

    Theo bài ra ta có:

    Giải bài 10 trang 203 SGK Vật Lý 11 ảnh 2

    Vì mắt bình thường về già nên: OCv = ∞ → OCc = 1m

    b) Để mắt nhìn thấy một vật cách mắt 25 cm không điều tiết, ảnh của vật qua kính hiện lên ở cực viễn và là ảnh ảo:

    d' = l - OCV = -∞

    ⇒ f = d = l - 25 cm = 2 – 25 = -23cm

    Độ tụ của kính cần đeo:

    Giải bài 10 trang 203 SGK Vật Lý 11 ảnh 3

    Kết luận:

    a) OCc = 1 m; OCv = ∞;

    b) D = 4,35 dp