Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Vật Lí 11 > Bài 18: Thực hành: khảo sát đặc tính chỉnh lưu của Điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito - Giải BT Vật Lí 11

Bài 18: Thực hành: khảo sát đặc tính chỉnh lưu của Điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito - Giải BT Vật Lí 11

Bài 18: Thực hành: khảo sát đặc tính chỉnh lưu của Điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito

Bài 3 sgk Vật Lí 11: Vẽ sơ đồ mạch điện dùng khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điôt bán dẫn trong hai trường hợp:

a) điôt phân cực thuận.

b) điôt phân cực ngược

Giải đáp:

a) Sơ đồ mạch điện dùng điôt phân cực thuận (Hình 18.3, SGK).

Giải bài 3 trang 114 sgk Vật Lí 11 ảnh 1

b) Sơ đồ mạch điện dùng điôt phân cực nghịch (Hình 18.4, SGK)

Giải bài 3 trang 114 sgk Vật Lí 11 ảnh 2

Bài 4 sgk Vật Lí 11: Mô tả nguyên tắc cấu tạo của tranzito (lưỡng cực) n-p-n. Vẽ ký hiệu của tranzito này theo tên gọi các điện cực của nó.

Giải đáp:

Nguyên tắc cấu tạo của tranzito n-p-n: Là dụng cụ bán dẫn được cấu tạo từ một tinh thể bán dẫn có một miền mang tính dẫn p rất mỏng kẹp giữa hai miền mang tính dẫn n.

Giải bài 4 trang 114 sgk Vật Lí 11 ảnh 1

Tranzito có ba cực:

– Cực góp hay colectơ, kí hiệu là C.

– Cực đáy hay cực gốc hay bazơ, kí hiệu là B.

– Cực phát hay êmitơ, kí hiệu là E.

Bài 5 sgk Vật Lí 11: Tranzito có đặc tính gì? Muốn dùng tranzito n-p-n để khuếch đại dòng điện, ta phải nối các điện cực của nó với các nguồn điện như thế nào?

Giải đáp:

+ Đặc tính của tranzito là khuếch đại dòng điện hoặc hiệu điện thế.

+ Muốn dùng tranzito để khuếch đại dòng điện, ta phải đặt nguồn điện có hiệu điện thế U1 vào giữa hai cực B – E và phải đặt nguồn điện U2 vào giữa hai cực C – B sao cho lóp chuyển tiếp B – E phân cực thuận và lớp chuyển tiếp C – B phân cực ngược (hình 18.7, SGK).

Bài 6 sgk Vật Lí 11: Vẽ sơ đồ khuếch đại dùng khảo sát đặc tính khuếch đại của mạch tranzito n-p-n. Nói rõ chiều của các dòng điện chạy trong mạch điện của tranzito đó.

Giải đáp:

Xem sơ đồ hình 18.8, SGK.