Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn - Giải BT Vật Lí 11
Bài 4 (trang 106 SGK Vật Lý 11): Dòng điện chỉ chạy qua lớp chuyển tiếp p-n theo chiều nào?
Bài giải:Dòng điện chỉ chạy qua lớp chuyển tiếp p-n theo chiều từ p sang n.
Bài 5 (trang 106): Khi nào thì một lớp bán dẫn p kẹp giữa hai lớp bán dẫn n trên một đơn tinh thể được xem là một tranzito n-p-n?
Bài giải:Một lớp bán dẫn p kẹt giữa hai lớp bán dẫn n trên một đơn tinh thể được xem là một tranzito n-p-n khi: Bề dày của lớp p rất nhỏ hơn bề dày của hai lớp n kẹp hai bên nó.
Bài 6 (trang 106): Phát biểu nào dưới đây là chính xác?
Người ta gọi silic là chất bán dẫn vì... ?
A. nó không phải là kim loại, cũng không phải là điện môi.
B. hạt tải điện trong đó cá thể là êlectron và lỗ trống.
C. điện trở suất của nó rất nhạy cảm với nhiệt độ, tạp chất và các tác nhân ion hóa khác.
D. Cả ba lý do trên.
Bài giải:Đáp án đúng là: D
Giải thích:
Người ta gọi silic là chất bán dẫn vì:
- Nó không phải là kim loại, cũng không phải là điện môi.
- Hạt tải điện trong đó có thể là êlectron và lỗ trống.
- Điện trở suất của nó rất nhạy cảm với nhiệt độ, tạp chất và tác nhân ion hóa khác.
Bài 7 (trang 106): Phát biểu nào dưới đây về tranzito là chính xác?
A. Một lớp bán dẫn p kẹp giữa hai lớp bán dẫn n là một tranzito n-p-n.
B. Một lớp bán dẫn n mỏng kẹp giữa hai lớp bán dẫn p không thể xem là một tranzito.
C. Một lớp bán dẫn p mỏng kẹp giữa hai lớp bán dẫn n luôn có khả năng khuếch đại.
D. Trong tranzito n-p-n, bao giờ mật độ hạt tải điện miền êmitơ cũng cao hơn miền bazơ.
Bài giải:Đáp án đúng là: D
Giải thích:
Phát biểu về tranzito là chính xác đó là: Trong tranzito n-p-n, bao giờ mật độ hạt tải điện miền êmitơ cũng cao hơn miền bazơ.
Bài trước: Bài 16: Dòng điện trong chân không - Giải BT Vật Lí 11 Bài tiếp: Bài 18: Thực hành: khảo sát đặc tính chỉnh lưu của Điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito - Giải BT Vật Lí 11