Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Địa Lí 11 (ngắn nhất) > Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế - Giải BT Địa Lí 11 (ngắn nhất)

Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế - Giải BT Địa Lí 11 (ngắn nhất)

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 9 trang 80: Quan sát hình 9.5, nhận xét về mức độ tập trung và đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản.

Hướng dẫn giải:

Nhận xét về mức độ tập trung và đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản:

- Công nghiệp tập trung chủ yếu ở ven biển phía Đông nam.

- Phân bố thành một dải dọc theo lãnh thổ từ bắc xuống nam, các TTCN cũng chính là các đô thị - thành phố lớn.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 9 trang 81: Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

Hướng dẫn giải:

Nông nghiệp Nhật Bản chiếm 1% GDP và giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản bởi vì:

- Nhật Bản là một cường quốc kinh tế, công nghiệp hàng đầu thế giới, vì vậy ngành công nghiệp luôn chiếm một vị trí lớn trong cơ cấu kinh tế.

- Nông nghiệp tuy chỉ chiếm 1% GDP nhưng được đầu tư phát triển với công nghệ hiện đại, đem lại năng suất chất lượng cao, có vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề lương thực của Nhật Bản.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 9 trang 82: Vì sao đánh bắt hải sản lại là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản?

Hướng dẫn giải:

Đánh bắt hải sản là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản vì:

- Nhật Bản có 4 mặt giáp biển, vùng biển có nhiều ngư trường lớn → đánh bắt thủy hải sản là thế mạnh nổi bật.

- Thủy sản cung cấp nguồn thức ăn quan trọng, giải quyết một phần hạn chế về nguồn thực phẩm từ trồng trọt.

- Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.

Bài 1 trang 83 Địa Lí 11: Chứng minh rằng Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao.

Hướng dẫn giải:

Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao, được thể hiện ở các mặt như sau:

- Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì (năm 2004).

- Chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp, giấy in báo,...

- Một số ngành nổi bật là:

+ Công nghiệp chế tạo (40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu).

+ Sản xuất điện tử: sản phẩm tin học chiếm 22% thế giới, đứng đầu thế giới về sản xuất vi mạch và chất bán dẫn và đứng thứ hai về vật liệu truyền thống, chiếm 60% số rô bốt thế giới...

Bài 2 trang 83 Địa Lí 11: Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản. Tại sao diện tích trồng lúa gạo Nhật Bản giảm?

Hướng dẫn giải:

* Những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản:

- Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế.

- Tỉ trọng của nông nghiệp chiếm 1%.

- Diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 14% lãnh thổ.

- Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ KH-KT và công nghệ hiện đại để tăng năng suất và chất lượng nông sản.

- Các ngành:

+ Trồng trọt: lúa gạo là cây trồng chính (50% diện tích); ngoài ra có chè, thuốc lá, dâu tằm...

+ Chăn nuôi: tương đối phát triển, hình thức chăn nuôi trang trại với phương pháp tiên tiến (bò, lơn, gà).

+ Thủy sản: sản lượng đánh bắt lớn; nuôi trồng được chú trọng phát triển.

* Diện tích trồng lúa gạo Nhật Bản giảm vì: Trong những năm gần đây, một số diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại cây khác.

Bài 3 trang 83 Địa Lí 11: Dựa vào bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG CÁ KHAI THÁC

( Đơn vị: nghìn tấn)

Năm198519901995200020012003
Sản lượng11411,410356,46788,04988,24712,84596,2

Nhận xét và giải thích sự thay đổi sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm, từ 1985 đến 2003.

Hướng dẫn giải:

Nhận xét sự thay đổi sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm từ 1985-2003:

- Sản lượng cá khai thác giảm liên tục, giảm 2,48 lần.

- Nguyên nhân: do nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện Công ước về biển quốc tế, kiểm soát vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí, cho nên việc đánh bắt khai thác cá xa bờ và ở vùng biển sâu của Nhật Bản bị thu hẹp lại.