Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Địa Lí 11 (ngắn nhất) > Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư, xã hội - Giải BT Địa Lí 11 (ngắn nhất)

Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư, xã hội - Giải BT Địa Lí 11 (ngắn nhất)

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 8 trang 62: Quan sát hình 8.1, hãy cho biết LB Nga giáp với những quốc gia và đại dương nào?

Hướng dẫn giải:

* Vị trí địa lí liên bang Nga:

- Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.

- Phía Đông giáp Thái Bình Dương.

- Phía Tây giáp các quốc gia: Phần Lan, Bêla Rút, Ucraina, Extônia, Látvia.

- Phía Nam giáp các quốc gia: Ca-dắc-xtan, Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 8 trang 63: Tài nguyên khoáng sản của LB Nga thuận lợi để phát triển sản xuất những ngành công nghiệp nào?

Hướng dẫn giải:

Thế mạnh phát triển công nghiệp của tài nguyên khoáng sản LB Nga là:

- Dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá -→ phát triển công nghiệp năng lượng, hóa chất, hóa dầu.

- Quặng sắt, kim loại màu.. -→ phát triển công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 8 trang 64: Dựa vào bảng 8.2 và hình 8.3, hãy nhận xét sự thay đổi dân số của LB Nga và nêu hậu quả của sự thay đổi đó.

Hướng dẫn giải:

- LB Nga là nước đông dân (thứ 8 thế giới năm 2005).

- Giai đoạn 1991 – 2005, dân số giảm liên tục.

- Dân số có xu hướng già hóa: tí lệ người già tăng, tỉ lệ trẻ em giảm.

- Mất cân bằng giới tính, tỉ lệ nữa cao hơn nam.

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có chỉ số âm.

=> Hậu quả: thiếu hụt nhân công lao động kể cả nguồn lao động bổ sung.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 8 trang 64: Dựa vào hình 8.4, hãy cho biết sự phân bố dân cư LB Nga. Sự phân đó có thuận lợi và khó khăn gì với sự phát triển kinh tế?

Hướng dẫn giải:

* Phân bố dân cư LB Nga:

Dân cư LB Nga phân bố không đều:

- Tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng rộng lớn phía Tây.

- Tiếp đến là khu vực phía Nam.

- Khu vực phía Bắc và vùng núi cao nguyên phía Đông dân cư phân bố thưa thớt, hầu như không có người sinh sống.

- Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, là các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh (trên 70% dân số năm 2005).

* Thuận lợi và khó khăn:

- Thuận lợi:

+ Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực phía tây giúp phát huy, khai thác tốt và có hiệu quả các thế mạnh tự nhiên và KT-XH.

- Khó khăn:

+ Vùng phía Đông tập trung khoáng sản giàu có, nhưng dân cư thưa thớt

-→ hạn chế trong việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên nơi đây.

+ Chênh lệch lớn trong sự phát triển kinh tế của cả nước.

Bài 1 trang 66 Địa Lí 11: Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế của LB Nga?

Hướng dẫn giải:

* Thuận lợi:

- Địa hình:

+ Vùng đồng bằng rộng lớn màu mỡ phía Tây thuận lợi cho phát trển cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi. (đồng bằng Tây Xi-bia, đồng bằng Đông Âu).

- Rừng giàu có ở đồi núi phía Đông, cung cấp lâm sản quý.

- Khoáng sản giàu có: Dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt, kim loại màu. -→ phát triển các ngành công nghiệp.

- Sông ngòi có trữ năng thủy điện lớn. (sông Lê-nin, sông Obi,.. ), các hồ nước ngọt phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch (hồ Baican).

* Khó khăn:

- Địa hình phần lớn là đồi núi, cao nguyên -→ giao thông khó khăn.

- Lãnh thổ phía Bắc có khí hậu lạnh lạnh giá, băng tuyết và khô hạn.

- Khoáng sản phân bố ở vùng núi cao nguyên có điều kiện khai thác khó khăn.

Bài 2 trang 66 Địa Lí 11: Đặc điểm dân cư của LB Nga có những thuận lợi và khăn gì cho việc phát triển kinh tế?

Hướng dẫn giải:

* Thuận lợi:

- Dân đông nên thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Lao động dồi dào, có trình độ cao.

- Có nhiều thành phần dân tộc (100 dân tộc) nên đa dạng về hoạt động sản xuất.

- Dân cư tập trung ở thành phố, thành thị tạo điều kiện phát triển mạnh các ngành công nghiệp và dịch vụ.

* Khó khăn:

- Dân số có xu hướng giảm, tương lai sẽ thiếu hụt nguồn nhân lực.

- Sự phát triển của các dân tộc chưa đồng đều.

Bài 3 trang 66 Địa Lí 11: Hãy nêu một số tác phẩm văn học, nghệ thuật, những nhà bác học nổi tiếng của LB Nga?

Hướng dẫn giải:

- Một số tác phẩm văn học: “Sông Đông êm đềm” của Sô – lô –khốp; “Chiến tranh và hòa bình” của Lép –Tôn-xtôi; “Thép đã tôi thế đấy” của Ô-xtrốp-xki,...

- Nhiều tác phẩm hội họa danh tiếng như: “ Mùa thu vàng”, “Tháng ba” của Lê-vi-tan, “ Người đàn ba xa lạ” của N. Kran-xcôi,...

- Các nhà khoa học nổi tiếng: Men-đê-lê-ép, Xi –ôn-cốp-xki, Cuốc-cha-tốp, Lô-mô-nô-xốp,...