Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế - Giải BT Địa Lí 11 (ngắn nhất)
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 trang 86: Vị trí địa lí, quy mô lãnh thổ ảnh hưởng như thế nào tới địa hình và khí hậu của Trung Quốc?
Hướng dẫn giải:
- Thuận lợi:
+ Lãnh thổ lớn, trải dài theo chiều B-N và Đ-T, tạo cho cảnh quan thiên nhiên đa dạng.
+ Tiếp giáp vùng biển rộng lớn phía Đông, thuận lợi để giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
+ Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+ Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, giàu có.
- Khó khăn:
+ Lãnh thổ rộng lớn, khó khăn trong bảo vệ, quản lí các đơn vị hành chính.
+ Nhiều múi giờ, bất lợi về hoạt động kinh tế- đời sống giữa khu vực phía Đông và phía Tây.
+ Đường biên giới kéo dài, chủ yếu ở vùng núi cao nguyên, tiếp giáp với nhiều quốc gia trên đất liền -→ vấn đề an ninh quốc phòng phức tạp.
+ Vùng nội địa khô hạn, khắc nghiệt.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 trang 88: Dựa vào hình 10.1 và kiến thức trong bài, hãy:
- Nêu tên các dạng địa hình chính và các sông lớn ở Trung Quốc.
- So sánh sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền Tây và miền Đông.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.
Hướng dẫn giải:
* Các dạng địa hình chính và các sông lớn ở Trung Quốc:
- Địa hình: núi cao (D. Himalaya, D. Côn Luân, D. Thiên Sơn, D. Nam Sơn), sơn nguyên (Tây Tạng), bồn địa (Tứ Xuyên, Tarim, Duy Ngô Nhĩ), đồng bằng châu thổ (Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam).
- Sông: sông Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang.
* So sánh miền Đông và miền Tây:
Tiêu chí | Miền Đông | Miền Tây |
Địa hình | - Đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ - Đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. | - Các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa. - D. Himalaya, D. Côn Luân, D. Thiên Sơn, D. Nam Sơn, sơn nguyên Tây Tạng, bồn địa Tứ Xuyên, Tarim, Duy Ngô Nhĩ. |
Sông ngòi | - Nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang. | - Thượng nguồn các con sông lớn chảy về phía đông như Hoàng Hà, Trường Giang. |
* Những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc:
- Thuận lợi:
+ Địa hình:
• Đồng bằng châu thổ phía Đông thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng...
• Đồng cỏ lớn phía Tây thuận lợi chăn thả gia súc.
+ Khí hậu: miền Đông khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa.
+ Nguồn nước dồi dào, nhiều sông lớn.
-→ phát triển nền nông nghiệp trù phú và đa dang.
+ Diện tích rừng ở phía Tây giàu có -→ phát triển lâm nghiệp.
+ Khoáng sản phong phú, nhiều loại có giá trị và trữ lượng lớn -→ phát triển đa dạng các ngành công nghiệp.
- Khó khăn:
+ Địa hình miền núi phía Tây khó khăn cho giao thông, nhiều hoang mạc và bán hoang mạc có khí hậu khắc nghiệt.
+ Vùng đồng bằng thường bị ngập lụt (Hoa Nam).
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 trang 88: Quan sát hình 10.3, nhận xét sự thay đổi tổng số dân, số dân nông thôn và số dân thành thị của Trung Quốc.
Hướng dẫn giải:
Sự thay đổi tổng số dân, số dân nông thôn và số dân thành thị của Trung Quốc:
- Tổng số dân tăng lên nhanh và liên tục.
- Số dân nông thôn và thành thị tăng lên, dân số thành thị tăng nhanh hơn.
- Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 trang 89: Dựa vào hình 10.4 và kiến thức trong bài, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư Trung Quốc.Hướng dẫn giải:
Nhận xét về sự phân bố dân cư Trung Quốc: Dân cư Trung Quốc phân bố không đều:
- Giữa miền núi và đồng bằng:
+ Dân số tập trung chủ yếu ở miền đồng bằng châu thổ phía Đông, nhiều thành phố đô thị triệu dân (Bắc Kinh, Thượng Hải…).
→ Vùng đồng bằng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, vị trí địa lí và giao thông dễ dàng cho giao lưu phát triển kinh tế-xã hội.
+ Miền núi phía Tây dân cư thưa thớt, mật độ dân số dưới 1 người/km2..
→ Địa hình đồi núi giao thông khó khăn, khí hậu lục địa khắc nghiệt.
+ Riêng vùng phía Bắc SN. Tây Tạng có mật độ dân số cao hơn (từ 1 -50 người/km2), trong lịch sử đây là con đường tơ lụa và ngày nay có tuyến đường sắt chạy qua.
- Giữa thành thị- nông thôn:
+ Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn (hơn 60%).
+ Số dân thành thị là 37%, số dân thành thị đang tăng lên nhanh.
Bài 1 trang 90 Địa Lí 11: Dựa vào hình 10.1, nêu đặc điểm địa hình của miền Đông và miền Tây Trung Quốc.Hướng dẫn giải:
Miền Đông | Miền Tây |
- Đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ - Đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. | - Các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa. - D. Himalaya, D. Côn Luân, D. Thiên Sơn, D. Nam Sơn, sơn nguyên Tây Tạng, bồn địa Tứ Xuyên, Tarim, Duy Ngô Nhĩ. - Nhiều hoang mạc và bán hoang mạc. |
Hướng dẫn giải:
Miền Đông | Miền Tây | |
Thuận lợi | - Nông nghiệp: + Đồng bằng châu thổ rộng lớn, màu mỡ, nguồn nước dồi dào => phát triển nông nghiệp trù phú. + Khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa => đa dạng cây trồng vật nuôi. - Công nghiệp: + Địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào => thuận lợi xây dựng các công trình, nhà máy... + Nhiều kim loại màu, quặng sắt, than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,... => công nghiệp khai khoáng, luyện kim, hóa chất, năng lượng... | - Nông nghiệp: + Diện tích rừng lớn => Phát triển lâm nghiệp. + Các đồng cỏ => Chăn nuôi gia súc lớn. - Công nghiệp: + Khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt... => phát triển nhiều ngành công nghiệp + Thượng nguồn các sông lớn => thủy năng dồi dào. |
Khó khăn | - Vùng đồng bằng dễ ngập lụt vào mùa mưa. | - Khí hậu lục địa khắc nghiệt, khô hạn. - Giao thông khó khăn. |
Hướng dẫn giải:
* Nhận xét về đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc:
Dân cư phân bố không đều giữa miền núi và đồng bằng:
- Dân số tập trung chủ yếu ở miền đồng bằng châu thổ phía Đông. Mật độ dân số trên 100 người/km2 và từ 50 -100 người/km2, tập trung các thành phố đô thị triệu dân.
- Vùng miền núi phía Tây dân cư thưa thớt, mật độ dân số dưới 1 người/km2.
* Giải thích:
- Miền Đông là vùng đồng bằng, điều kiện tự nhiên thuận lới, vị trí địa lí và giao thông dễ dàng cho giao lưu phát triển nên dân cư đông đúc.
- Miền Tây địa hình đồi núi giao thông khó khăn, khí hậu lục địa khắc nghiệt nên dân cư thưa thớt.
Bài 4 trang 90 Địa Lí 11: Chính sách dân số đã tác động đến dân số Trung Quốc như thế nào?Hướng dẫn giải:
Trung Quốc đã tiến hành chính sách dân số rất triệt để: mỗi gia đình chỉ có một con.
Kết quả:
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm (năm 2005 là 0,6%).
- Chênh lệch giới tính (nam nhiều hơn nữ).
- Hội chứng tiểu hoàng đế.
Bài trước: Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản Bài tiếp: Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 2: Kinh tế - Giải BT Địa Lí 11 (ngắn nhất)