Trang chủ > Lớp 9 > Giải BT Địa Lí 9 (200 bài - ngắn nhất) > Địa Lí 9 Bài 42: Địa lí tỉnh thành phố (tiếp theo) - trang 149

Địa Lí 9 Bài 42: Địa lí tỉnh thành phố (tiếp theo) - trang 149

Bài 1 trang 149 Địa Lí 9

Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của Thành phố Hồ Chí Minh. Gia tăng dân số có ảnh hưởng gì tới đời sống kinh tế - xã hội?

Hướng dẫn giải:

Bảng: Tỉ lệ gia tăng dân số của TP. Hồ Chí Minh gia đoạn 2005-2015 (%)

Năm 2005 2010 2015
Tỉ lệ gia tăng dân số 3,71 2,09 1,83

Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của thành phố Hồ Chí Minh:

+ Năm 2015, dân số của thành phố HCM đã lên tới 8146,3 nghìn người và chiếm 8,9 % dân số của cả nước.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số ngày càng giảm, mức gia tăng dân số là 1,83%, thấp hơn mức trung bình của cả nước. Tỉ lệ gia tăng dân số của thành phố vừa là gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học

+ Tỉ lệ gia tăng giảm nhưng dân số tăng lên hàng năm vẫn đông.

- Sự gia tăng dân số có ảnh hưởng tới cả 2 mặt tích cực và tiêu cục của đời sống kinh tế - xã hội, cụ thể:

+ Tích cực: Đáp ứng nhu cầu về lao động của vùng; tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nên giảm áp lực nên vấn đề kinh tế - xã hội giảm, thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Tiêu cực: Hiện nay tình trạng gia tăng cơ học do dân di cư từ các tỉnh thành khác về TP. Hồ Chí Minh vẫn gây ảnh hưởng lớn đến đời sống dân cư, các vấn đề về y tế, giáo dục khó đảm bảo; gây ô nhiễm môi trường; khó quản lý.

Bài 2 trang 149 Địa Lí 9

Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh. Qua biểu đồ, nêu nhận xét khái quát về đặc điểm kinh tế của Thành phố.

Hướng dẫn giải:

Cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002 (%)

Tổng số Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ
100 1,7 46,7 51,6

Vẽ biểu đồ:

Bài 2 trang 149 Địa Lí 9 ảnh 1

Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002 (%).

Nhận xét về đặc điểm kinh tế của thành phố:

- Năm 2002, GDP của Thành phố Hồ Chí Minh (tính theo giá so sánh năm 1994) đã lên tới 63.689 tỉ đồng, chiếm hơn 20,3% GDP của cả nước.

- Tỉ trọng các khu vực kinh tế của TP. Hồ Chí Minh có sự chênh lệch lớn:

+ Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp chỉ chiếm 1,7% trong cơ cấu GDP.

+ Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất với 51,6%.

+ Khu vực công nghiệp – xây dựng cũng chiếm tỉ trọng khá lớn 46,7%.

⇔ Cơ cấu kinh tế trên thể hiện sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế, công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh, ứng với vai trò là một trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.