Trang chủ > Lớp 9 > Giải BT Địa Lí 9 (200 bài - ngắn nhất) > Địa Lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư - trang 10 Địa Lí 9

Địa Lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư - trang 10 Địa Lí 9

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 3 trang 10

Quan sát hình 3.1, hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào. Thưa thớt ở những vùng nào. Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Qua hình 3.1 ta thấy, dân cư nước ta:

+ Tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển nhất là đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Dân cư thưa thớt ở vùng miền núi.

Nguyên nhân: Ở vùng đồng bằng có điều kiện sống thuận lợi nên dân cư tập trung đông đúc. Ngược lại những nới có điều kiện sống khó khăn như miền núi có địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn, kinh tế kém phát triển,... thì dân cư tập trung thưa thớt.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 3 trang 12

Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết.

Hướng dẫn giải:

Những thay đổi của quần cư nông thôn như sau:

- Kiến trúc nhà có nhiều thay đổi: xuất hiện nhiều nhà cao tầng, mọc sát nhau...

- Giao thông: các đường liên thôn, liên xã đã được bê tông hóa, phương tiện đi lại đông đúc,...

- Lao động ngoài hoạt động trong khu vực nông nghiệp còn hoạt động trong cả lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ...

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 3 trang 12: Quan sát hình 3.1, hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta. Giải thích.

Hướng dẫn giải:

* Nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta:

- Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.

- Trung du miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta (15 đô thị), tuy nhiên ở đây chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ.

- Vùng có đô thị nhiều thứ 3 và thứ 2 cả nước là Đồng bằng sông Hồng (10 đô thị) và Đồng bằng sông Cửu Long (12 đô thị).

- Đông Nam Bộ là vùng có quy mô đô thị lớn nhất nước ta.

- Các vùng còn lại có ít đô thị và mật độ đô thị thưa thớt (Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên)

* Giải thích:

- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, những vùng có nhiều đô thị và có quy mô đô thị lớn là những vùng đông dân và có mật độ dân số cao.

- Sự phát triển kinh tế - xã hội khác nhau giữa các vùng miền.

- Quy mô diện tích giữa các vùng miền có sự khác nhau rõ rệt.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 3 trang 13

Dựa vào bảng 3.1, hãy:

- Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ thành thị của nước ta.

- Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào?

Hướng dẫn giải:

* Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ thành thị của nước ta.

- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 1985-2003 tăng liên tục, tuy nhiên tốc độ tăng còn chậm.

- Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta giai đoạn 1985-2003 tăng nhưng tăng còn chậm. Như vậy trình độ đô thị hóa của nước ta còn thấp.

Bài 1 trang 14 Địa Lí 9

Dựa vào hình 3.1, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta.

Hướng dẫn giải:

* Đặc điểm phân bố dân cư của nước ta như sau:

- Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng và ven biển nhất là đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

- Dân cư thưa thớt ở vùng miền núi.

Bài 2 trang 14 Địa Lí 9

Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.

Hướng dẫn giải:

Nước ta có 2 dạng quần cư chính đó là: Quần cư nông thônquần cư thành thị. Đặc điểm của hai loại hình quần cư này như sau:

- Quần cư nông thôn:

+ Sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô khác nhau được gọi là làng, ấp, bản, buôn,...

+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp

- Quần cư đô thị:

+ Mật độ dân số cao

+ Nhà san sát nhau, các nhà cao tằng, chung cư, biệt thự...

+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Bài 3 trang 14 Địa Lí 9

Quan sát bảng 3.2, nêu nhận xét sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.

Hướng dẫn giải:

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng:

+ Đồng bằng sống Hồng là vùng có mật độ cao nhất cả nước năm 2003 là: 1192 người/km2.

+ Các vùng có mật độ dân số khá cao là Đông Nam Bộ (476 người/km2), Đồng bằng sông Cửu Long (425 người/km2).

+ Các vùng có mật độ dân số thấp là Tây Bắc (67 người/km2), Tây Nguyên (84 người/km2)

- Mật độ dân số của nước ta từ năm 1989-2003 tăng, tăng ở tất cả các vùng đặc biệt tăng mạnh ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.