Trang chủ > Lớp 9 > Giải BT Địa Lí 9 (200 bài - ngắn nhất) > Địa Lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng - trang 71 Địa Lí 9

Địa Lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng - trang 71 Địa Lí 9

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 20 trang 71

Quan sát hình 20.1, hãy xác định:

- Ranh giới giữa đồng bằng sông Hồng với các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

- Vị trí đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ.

Hướng dẫn giải:

- Đồng bằng sông Hồng giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ ở phía Bắc, giáp Bắc Trung Bộ ở phía Nam.

- Đảo Cát Bà và đảo Bạch Long Vĩ ở trong Vịnh Bắc Bộ thuộc địa phận thành phố Hải Phòng.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 20 trang 71: Dựa vào hình 20.1 và kiến thức đã học, nêu ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư.

Hướng dẫn giải:

* Ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư.

- Sông Hồng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư, cụ thể:

+ Sông Hồng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư

+ Bồi đắp phù sa cho đồng bằng sông Hồng, tạo nên vùng châu thổ màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhất là lúa nước - đây là cái nôi của nền văn minh lúa nước.

+ Điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt vào mùa mưa và cung cấp nước vào mùa khô cho sản xuất, sinh hoạt.

+ Ngoài ra còn phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản và giao thông đường sông.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 20 trang 72

Quan sát hình 20.1, hãy kê tên và nêu sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Hồng.

Hướng dẫn giải:

Tên một số loại đất ở đồng bằng sông Hồng gồm có:

+ Đất phù sa: có diện tích lớn nhất, là tài nguyên quý giá nhất của đồng bằng, phân bố tập trung ở vùng trung tâm, là địa bàn thâm canh nông nghiệp, sản xuất chủ yếu lương thực, thực phẩm của vùng.

+ Đất đỏ vàng (feralit đỏ vàng) và đất xám trên phù sa cổ có diện tích không lớn phân bố ở các vùng rìa phía bắc, phía tây và tây nam của đồng bằng, tuy độ phì lém nhưng có giá trị để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

+ Đất mặn, đất phèn có diện tích nhỏ, phân bố ở vùng ven biển, được sử dụng để trồng cói, nuôi trồng thủy sản, làm muối, trồng rừng phòng hộ ven biển (rừng ngập mặn).

+ Đất lầy thụt có diện tích khá lớn, phân bố ở các vùng trũng, tập trung ở phía nam đồng bằng (các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định), được cải tạo dần để trồng lúa, nuôi thủy sản.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 20 trang 73

Dựa vào hình 20.1, cho biết Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp bao nhiêu lần mức trung bình của cả nước, của các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

Hướng dẫn giải:

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp 4,78 lần trung bình cả nước. Gấp 10,3 lần Trung du miền núi Bắc Bộ và 14,6 lần Tây Nguyên.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 20 trang 73: Mật độ dân số cao ở Đồng bằng sông hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội?

Hướng dẫn giải:

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số lớn nhất cả nước mật độ dân số trung bình là 1179 người/km2 (năm 2002). Mật độ dân số cao ở Đồng bằng sông hồng có những thuận lợi và khó khăn, cụ thể như sau:

- Thuận lợi:

+ Dân số đông, mang lại nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế, nhất là những ngành cần nhiều lao động.

+ Có được thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Là cơ sở, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển, đặc biệt là dịch vụ tiêu dùng.

+ Thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

- Khó khăn:

+ Dân số tăng quá nhanh trong khi nền kinh tế chưa phát triển mạnh, tạo sự kìm hãm phát triển kinh tế.

+ Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động trở nên gay gắt, tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm tăng cao.

+ Gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, văn hóa – xã hội, nhà ở...

+ Sức ép lên tài nguyên môi trường

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 20 trang 74

Quan sát bảng 20.1, cho biết tình hình dân cư, xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng so với cả nước.

Hướng dẫn giải:

* Tình hình dân cư, xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng so với cả nước.

- Dân cư:

+ Vùng đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước (1179 người/km2).

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn mức trung bình cả nước (1,1% %) nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình.

- Xã hội:

+ Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị cao, trên mức trung bình cả nước (9,3%).

+ Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn cả nước (26%).

+ Thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp (280,3 nghìn đồng < 295 nghìn đồng), cho thấy sự chênh lệch lớn về mức sống của các bộ phận dân cư.

+ Tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn cả nước (94,5%).

+ Tuổi thọ trung bình cao hơn cả nước (73,7 năm)

+ Tỉ lệ dân thành thị vẫn còn thấp hơn mức trung bình cả nước (19,9%).

Bài 1 trang 75 Địa Lí 9

Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội?

Hướng dẫn giải:

* Những điều kiện thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:

-Thuận lợi:

+ Vị trí địa lý: gần các vùng nguyên liệu lớn của cả nước, có vùng biển thuận lợi để phát triển kinh tế, có Hà Nội là thủ đô- trung tâm văn hóa chính trị, đầu mối quan trọng...

+ ĐKTN_TNTT: Đất đai màu mỡ; khí hậu nóng ẩm, có mùa đông lạnh; địa hình bằng phẳng; nguồn nước dồi dào thích hợp phát triển ngông nghiệp và các hoạt động kinh tế; có một số loại khoáng sản như sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.... ; nguồn tài nguyên biển khá phong phú... ; nhiều phong cảnh đẹp,....

+ KT_XH: Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, lao động có chuyên môn kĩ thuât, thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn; kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật kahs hoàn thiện;...

- Khó khăn:

- Địa hình thấp, có nhiều ô trũng, mùa mưa dễ gây ngập lụt kéo dài.

- Đất trong đê không được bồi đắp thường xuyên và đang dần thoái hóa.

- Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc với những đợt giá rét, khí hậu nhiệt đới ẩm dễ phát sinh dịch bệnh (sốt xuất huyết) và khó khăn trong bảo dưỡng máy mọc thiết bị sản xuất.

- Nguồn tài nguyên tại chỗ hạn chế, phần lớn phải nhập khẩu nguyên nhiên liệu từ các vùng khác về

Bài 2 trang 75

Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?

Hướng dẫn giải:

Đê điều ở đồng bằng sông Hồng có vai trò vô cùng quan trọng đó là:

- Giảm thiệt hại của lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra, đặc biệt vào mùa mưa bão.

- Làm cho diện tích đất phù sa của Đồng bằng sông Hồng không ngừng được mở rộng về phía biển.

- Làm cho địa bàn phân bố dân cư được phủ khắp châu thổ, làng mạc trù phú, dân cư đông đúc.

- Giúp cho nông nghiệp thâm canh, tăng vụ; công nghiệp, dịch vụ phát triển sôi động. Nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được lưu giữ và phát triển.

Bài 3 trang 75

Dựa vào bảng số liệu sau:

Bảng 20.2. Diện tích đất nông nghiệp, dân số của cả nước và Đồng bằng sông Hồng, năm 2002


Vẽ biểu đồ cột thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông hồng và cả nước năm 2002 (ha/người). Nhận xét.

Hướng dẫn giải:

Đất nông nghiệp theo đầu người = Diện tích đất nông nghiệp: số dân (ha/người)

Bảng số liệu: Bình quân đất nông nghiệp của cả nước và Đồng bằng sông Hồng, năm 2002


Bài 3 trang 75 Địa Lí 9 ảnh 3

Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 2002.

Nhận xét: Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng chưa bằng một nửa bình quân đất nông nghiệp theo đầu người cảu cả nước: năm 2002 bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của ĐBSH và cả nước lần lượt là 0,05 ha/người và 0,12 ha/người.