Địa Lí 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ - trang 113
Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 31 trang 113
Hướng dẫn giải:
Ranh giới và vị trí địa lý của vùng Đông Nam Bộ:
- Vùng Đông Nam Bộ bao gồm: thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Tiếp giáp:
+ Phía tây giáp với 2 vùng là Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Phía đông nam giáp với Biển Đông.
+ Phía tây nam tiếp giáp Đồng bằng sông Cửu Long.
* Ý nghĩa vị trí địa lý của vùng Đông Nam Bộ:
- Gần các vùng nguyên liệu lớn của cả nước: Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Giáp vùng biển thuận lợi để phát triển kinh tế biển đặc biệt đây là vùng biển giàu tiềm năng về dầu khí.
- Giáp với ngã tư đường hàng hải và hàng không thế giới.
- Có TP. Hồ Chí Minh- trung tâm văn hóa chính trị, đầu mối quan trọng của vùng cũng như cả nước.
Như vậy vùng Đông Nam Bộ có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu, trao đổi với các vùng khác và các nước trong khu vực và thế giới.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 31 trang 113: Dựa vào bảng 31.1 và hình 31.1, hãy nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ. Vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển.
Hướng dẫn giải:
- Đặc điểm tự nhiên trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ:
+ Địa hình thoải
+ Đất badan và đất xám
+ Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm
+ nguồn thủy sinh tốt, phông phú.
⇔ tiềm năng phát triển kinh tế trên đất liền:
+ Địa hình thoải thuận lợi để xây dựng các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, nhà máy...
+ Đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thủy sinh tốt thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây công nghiệp hằng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá), cây ăn quả...
- Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển:
+ Khai thác dầu khí: vùng thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí.
+ Giao thông biển: gần ngã tư đường hàng hải quốc tế, bờ biển thuận lợi xây dựng các cảng biển.
+ khai thác thủy sản biển: có ngư trường lớn, nguồn cá tôm dồi dào.
+ Du lịch biển: có nhiều bãi tắm nổi tiếng, có Côn Đảo thu hút khách du lịch.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 31 trang 114
Quan sát hình 31.1, hãy xác định các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé. Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ?Hướng dẫn giải:
- Phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ vì:
+ Thực trạng: Phần lớn diện tích Đông Nam Bộ là đồng bằng cao và đồi thấp, khí hậu cận xích đạo với mùa khô kéo dài 4 - 5 tháng, diện tích rừng đầu nguồn trong các năm gần đây suy giảm.
- Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ góp phần:
+ Duy trì nguồn nước ngầm, đảm bảo nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô và cho sinh hoạt dân cư.
+ Điều tiết chế độ nước các con sông (sông Bé, sông Sài Gòn) vào mùa mưa - khô, góp phần hạn chế thiên tai như lũ quét, sạt lở xói mòn... vào mùa mưa, đồng thời đảm bảo đủ nguồn nước cung cấp cho sản xuất công - nông nghiệp, sinh hoạt của dân cư vào mùa khô.
+ Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ duy trì nguồn sinh thủy của vùng, góp phần bảo vệ và cân bằng môi trường sinh thái của Đông Nam Bộ.
- Phải hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ vì: Đông Nam Bộ là vùng có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh, tập trung nhiều khu công nghiệp, tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông do các chất thải có xu hướng tăng trong các năm qua, tác dộng tiêu cực đến sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, nghề cá), sinh hoạt dân cư và du lịch
Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 31 trang 115
Căn cứ vào bảng 31.2, hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở vùng Đông Nam Bộ so với cả nước.Hướng dẫn giải:
Tình hình dân cư, xã hội ở vùng Đông Nam Bộ so với cả nước:
- Đông Nam Bộ là vùng đông dân, lực lượng lao động dồi dào nhất là lao động lành nghề.
- Mật độ dân số cao (năm 1999: mật độ dân số của vùng là 434 người/km2, cả nước là 233 người/km2).
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của vùng bằng cả nước (1,4% năm 1999).
- Tỉ lệ dân thành thị khá lớn, chiếm hơn 1/2 dân số của vùng (năm 1999: tỉ lệ dân thành thị của vùng là 55,5%, trong khi cả nước chỉ 23,6%).
- Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị và thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn mức trung bình cả nước (6,5% < 7,4% và 24,8% < 26,5% năm 1999).
- Đời sống dân cư khá ổn định, thu nhập bình quân đầu người cao gấp 1,5 lần cả nước (với 527,8 nghìn đồng, cả nước là 295 nghìn đồng).
- Trình độ dân trí cao, tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn cả nước (92,1 % > 90,3%).
- Tuổi thọ trung bình cao hơn cả nước (của vùng là 72,9 tuổi, cả nước là 70,9 tuổi)
Bài 1 trang 116 Địa Lí 9
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng như thế bào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.Hướng dẫn giải:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ có những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và phát triển kinh tế:
* Thuận lợi:
- Vị trí: Cầu nối giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long; Giáp với ngã tư đường hàng hải và hàng không thế giới thuận lợi giao lưu, trao đổi với các vùng khác và các nước trong khu vực và thế giới.
- Địa hình bằng phẳng thuận lợi để diễn ra các hoạt động kinh tế- xã hội.
- Đất: diện tích badan, đất xám lớn thuận lợi để phát triển trồng các cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả.
- Khí hậu: nhiệt đới và cận nhiệt.
- Tài nguyên biển: Nguồn thủy hải sản phong phú, vùng biển giàu tiềm năng dầu khí...
* Khó khăn:
- Khoáng sản: Trên đất liền ít khoáng sản.
- khí hậu hậu có một mùa khô sâu sắc và kéo dài.
- Diện tích rừng tự nhiên thấp và ngày càng giảm.
- Ô nhiễm môi trường: ngày càng ô nhiễm do các hoạt động kinh tế- xã hội của vùng.
Bài 2 trang 116 Địa Lí 9
Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?Hướng dẫn giải:
Đông Nam Bộ là vùng có sức thu hút mạnh mẽ đôi với lao động cả nước vì hiện nay:
+ Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu ngành nghề rất đa dạng, người lao động dễ tìm được việc làm, thu nhập của người lao động tương đối cao hơn mặt bằng của cả nước
+ Là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ và thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài, nhu cầu về lao động rất lớn, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi
+ Vùng có những chính sách ưu đãi thu hút lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.
Bài 3 trang 116 Địa Lí 9
Căn cứ vào bảng 31.3:Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm. Nhận xét.
Hướng dẫn giải:
Nhận xét:
- Trong giai đoạn 1995-2002 dân số của thành phố Hồ Chí Minh tăng từ 4640,4 nghìn người (năm 1995) lên 5479 nghìn người (năm 2002)
- Số dân thành thị tăng, số dân nông thôn giảm:
+ số dân thành thị tăng lên từ 3466,1 nghìn người chiếm74,7% dân số của thành phố (năm 1995) lên 4623,2 nghìn người chiếm 84,4% dân số (năm 2002).
+ số dân nông thôn giảm nhẹ từ 1174,3 nghìn người (năm 1995) xuống còn 855,8 nghìn người (năm 2002).
Bài trước: Bài 30: Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên - Địa Lí 9 Bài tiếp: Địa Lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) - trang 117