Bài 5: Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999 - Địa Lí 9
1. Quan sát hình 5.1. Tháp dân số năm 1989 và năm 1999.
Hãy phân tích và so sánh hai tháp dân số về các mặt:
- Hình dạng của tháp.
- Cơ cấu dân số theo tuổi.
- Tỉ lệ dân số phụ thuộc.
Hướng dẫn giải:
- Hình dạng của tháp:
+ Hai tháp dân số (năm 1989 và năm 1999) đều có đáy rộng, đỉnh tháp nhọn.
+ Chân của đáy tháp (nhóm tuổi: 0-4) của năm 1999 đã hẹp hơn so với năm 1989.
- Cơ cấu dân số theo tuổi:
+ Tháp năm 1989 có tỉ lệ dân số từ 0-14 tuổi lớn hơn tháp dân số năm 1999.
+ Số người trong và ngoài độ tuổi lao động năm 1999 cao hơn năm 1989.
- Tỉ lệ dân số phụ thuộc: năm 1989 có tỉ lệ phụ thuộc lớn hơn năm 1999.
+ Tháp dân số năm 1989 có tỉ lệ phụ thuộc là 46,2 % trong đó tỉ lệ phụ thuộc hoàn toàn là 39%.
+ Tháp dân số năm 1999 có tỉ lệ phụ thuộc là 41,6 % trong đó tỉ lệ phụ thuộc hoàn toàn là 33,5 %.
2. Từ những phân tích và so sánh trên, nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. Giải thích nguyên nhân.
Hướng dẫn giải:
- Nhận xét: Từ năm 1989 đến năm 1999, cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta có sự thay đổi theo hướng tích cực: giảm tỉ lệ số người dưới độ tuổi lao động, tăng tỉ lệ dân số người trong và ngoài độ tuổi lao động
- Giải thích:
Cơ cấu dân số theo độ tuổi có sự thay đổi như trên vì:
+ Tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta đang có xu hướng giảm dần.
+ Cuộc vận động sinh để có kế hoạch và kế hoạch hóa gia đình đã có tác dụng tốt.
3. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội? Chúng ta có những biện pháp gì để từng bước khắc phục những khó khăn này?
Hướng dẫn giải:
Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có những thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể như sau:
* Thuận lợi:
- Lực lượng lao động dồi dào.
- Hằng năm số người bổ sung
- Hấp dẫn đầu tư nước ngoài với những ngành cần thiết lao động.
- Dân số tăng nhanh, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
* Khó khăn:
- Về giải quyết việc làm trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển.
- Tỉ lệ phụ thuộc cao.
- Về y tế, giáo dục văn hóa.
- Vấn đề nhà ở.
* Biện pháp khắc phục khó khăn, phát huy những thuận lợi:
- Giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên.
- Thu hút đầu tu nước ngoài, xuât khẩu lao động.
- Phát triển kinh tế, tạo việc làm.
- Quan tâm đến vấn đề y tế, giáo dục, vấn đề nhà ở.
Bài trước: Địa Lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm - Chất lượng cuộc sống - trang 15 Địa Lí 9 Bài tiếp: Địa Lí 9 Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam - trang 20 Địa Lí 9