Bài 29: Bài luyện tập 5 - Giải BT Hóa học 8
Bài 29: Bài luyện tập 5
Bài 1: Lập các phương trình hóa học biểu diễn sự cháy trong oxi của các đơn chất: cacbon, photpho, hiđro, nhôm. Biết rằng sản phẩm tạo thành là những hợp chất lần lượt có công thức hóa học là: CO2, P2O5, H2O, Al2O3. Gọi tên các chất tạo thành.
Bài giải:Các phương trinh hóa học biểu diễn sự cháy trong oxi của các chất cacbon (C), photpho (P), hiđro (H2), nhôm (Al) là:
C + O2 → CO2 (Tên gọi: Cacbon đioxit)
4P + 5O2 → 2P2O5 (Tên gọi Điphotpho pentaoxit)
2H2 + O2 → 2H2O (Tên gọi: Nước)
4Al + 3O2 → 2Al2O3 (Tên gọi: Nhôm oxit)
Bài 2: Những biện pháp cần phải thực hiện để đập tắt sự cháy là gì? Vì sao thực hiện được các biện pháp ấy thì sẽ dập tắt được sự cháy?
Bài giải:Những biện pháp phải thực hiện để dập tắt sự cháy là:
- Hạ nhiệt độ chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
- Cách li chất cháy với khí oxi.
Thực hiện các biện pháp đó phải làm đồng thời thì sẽ dập tắt được sự cháy.
Bài 3: Các oxit sau đây thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ? Giải thích tại sao?
Na2O, MgO, CO2, Fe2O3, SO2, P2O5. Gọi tên các oxit đó.
Bài giải:- Các oxit axit: (vì là oxit của phi kim tương ứng với một axit (H2CO3, H2SO3, H3PO4)
+ CO2: Cacbon đioxit.
+ SO2: Lưu huỳnh đioxit.
+ P2O5: điphotpho pentaoxit.
- Các oxit bazơ (vì là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ (NaOH, Ca (OH)2, Fe (OH)3) là:
+ Na2O: Natri oxit.
+ MgO: Magie oxit.
+ Fe2O3: Sắt (III) oxit.
Bài 4: Chọn những câu phát biểu đúng:
Oxit là hợp chất của oxi với:
A. Một nguyên tố kim loại.
B. Một nguyên tố phi kim khác.
C. Các nguyên tố hóa học khác.
D. Một nguyên tố hóa học khác.
E. Các nguyên tố kim loại.
Bài giải:Câu phát biểu đúng là: D.
Bài 5: Điền chữ S (sai) vào ô trống đối với câu phát biểu sai:
A. Oxit được chia ra hai loại chính là: oxit axit và oxit bazơ.
B. Tất cả các oxit đều là oxit axit.
C. Tất cả các oxit đều là oxit bazơ.
D. Oxit axit thướng là oxit của phi kim.
E. Oxit axit đều là oxit của phi kim.
G. Oxit bazơ đều là oxit của kim loại tương ứng với bazơ.
Bài giải:Những câu phát biểu sai là: B, C, E.
Bài 6: Xác định những phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng hóa hợp hay phản ứng phân hủy, tại sao?
a) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2.
b) CaO + CO2 → CaCO3.
c) 2HgO → 2Hg + O2.
d) Cu (OH)2 → CuO + H2O.
Bài giải:- Những phản ứng thuộc loại phản ứng hóa hợp là: b)
+) CaO + CO2 → CaCO3.
Giải thích: Vì trong phản ứng đó một chất mới sinh ra từ hai chất ban đầu.
- Những phản ứng thuộc loại phản ứng phân hủy là: a) c) d). Phương trình phản ứng:
+) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2.
+) 2HgO → 2Hg + O2.
+) Cu (OH)2 → CuO + H2O.
Giải thích: Vì trong các phản ứng đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
Bài 7: Tìm những phản ứng hóa học có xảy ra sự oxi hóa trong các phản ứng cho dưới đây:
a) 2H2 + O2 → 2H2O.
b) 2Cu + O2 → 2CuO.
c) H2O + CaO → Ca (OH)2.
d) 3H2O + P2O5 → 2H3PO4.
Bài giải:Các phản ứng có xảy ra sự oxi hóa là: a), b).
+) 2H2 + O2 → 2H2O. ư
+) 2Cu + O2 → 2CuO.
Giải thích: Tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hóa)
Bài 8: Để chuẩn bị cho buổi thí nghiệm thực hành của lớp cần thu 20 lọ khí oxi, mỗi lọ có dung tích 100ml.
a) Xác định khối lượng kali pemanganat phải dùng, giả sử khí oxi thu được ở điều kiện tiêu chuẩn và hao hụt 10%?
b) Nếu dùng kali clorat có thêm một lượng nhỏ MnO2 thì lượng kali clorat cần dùng là bao nhiêu? Lập phương trình phản ứng và chỉ rõ điều kiện xảy ra phản ứng.
Bài giải:a) Đổi 100 ml = 0,1 lít
Thể tích khí oxi chứa trong 20 lọ là:
= 0,1.20 = 2 lít
Do lượng oxi hao hụt 10% nên hiệu suất phản ứng (H) là:
100% - 10% = 90%.
Áp dụng công thức tính hiệu suất phản ứng theo chất tham gia phản ứng có:
Vậy khối lượng KMnO4 cần dùng là: 31.35 (g)
b) Ý b) tách biệt so với ý a) và ở ý b) không cho lượng oxi hao hụt là bao nhiêu nên ta lấy hiệu suất phản ứng đạt 100%.
Thể tích khí oxi thu được là: V = 0,1.20 = 2 (lít)
Vậy lượng kali clorat cần dùng là: 7.29g.
- Điều kiện tham gia phản ứng là có chất xúc tác là nhiệt độ và MnO2
Bài trước: Bài 28: Không khí - sự cháy - Giải BT Hóa học 8 Bài tiếp: Bài 30: Bài thực hành 4 - Giải BT Hóa học 8