Bài 14: Bài thực hành 3 - Giải BT Hóa học 8
Bài 14: Bài thực hành 3
Bài 1: Mô tả những gì quan sát được. Trong hai ống nghiệm, ở ống nào xảy ra hiện tượng vật lí, ống nào xảy ra hiện tượng hóa học? Giải thích vì sao?
Bài giải:
- Hiện tượng quan sát được như sau:
+ Ống nghiệm 1: Chất rắn tan hết tạo thành dung dịch màu tím.
+ Ống nghiệm 2: Tàn đóm đỏ bùng cháy. Hòa vào nước chất rắn còn lại một phần không tan hết.
- Giải thích hiện tượng:
+ Ống 1: Xảy ra hiện tượng vật lí vì không có sự biến đổi về chất.
+ Ống 2: Xảy ra hiện tượng hóa học vì có chất mới sinh ra (khí oxi làm cho tàn đóm bùng cháy, chất không tan hết là manganđioxit).
Bài 2: Ghi lại hiện tượng xuất hiện trong mỗi ống nghiệm. Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra. Viết phương trình chữ phản ứng.
Biết rằng:
a) Trong hơi thở ra có khí cacbon đioxit, hai chất mới tạo ra là canxi cacbonat và nước.
b) Hai chất mới tạo ra thì một cũng là canxi cacbonat và một là natri hiđroxit.
Bài giải:
Hiện tượng TN2. a
+ Ống nghiệm 1: không có hiện tượng gì
+ Ống nghiệm 2: thấy nước vôi trong bị vẩn đục
Giải thích hiện tượng:
+ Ống 1: Không có phản ứng hóa học xảy ra
+ Ống 2: Đã xảy ra phản ứng hóa học vì xuất hiện chất mới làm đục nước vôi trong, đó là canxicacbonat
Phương trình bằng chữ:
Canxi hidroxit (nước vôi trong) + cacbon đioxit (hơi thở)→ Canxi cacbonat + nước
Hiện tượng TN2. b
- Nhỏ Na2CO3:
+ Ống 1: Không có hiện tượng gì.
+ Ống 2: Xuất hiện kết tủa trắng.
Giải thích hiện tượng:
+ Ống 1: Không có phản ứng hóa học xảy ra.
+ Ống 2: Đã xảy ra phản ứng hóa học vì xuất hiện chất mới.
Phương trình chữ:
Canxi hiđroxit + Natricacbonat → Canxi cacbonat + Natri hiđroxit.