Trang chủ > Lớp 8 > Giải BT Hóa học 8 > Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất - Giải BT Hóa học 8

Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất - Giải BT Hóa học 8

Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất

Bài 1: Kết luận nào trong những kết luận sau là đúng?

Nếu hai chất khí khác nhau mà có thể tích bằng nhau (đo cùng nhiệt độ và áp suất) thì:

a) Chúng có cùng số mol chất.

b) Chúng có cùng khối lượng.

c) Chúng có cùng số phân tử.

d) Không có kết luận được điều gì cả.

Bài giải:

Đáp án đúng là: a)c)

Giải thích:

+) V = n. 22,4 nên 2 chất khí có cùng V sẽ có cùng số mol chất ⇒ a đúng.

+) 1 mol chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử nên cùng số mol sẽ có cùng số phân tử ⇒ c đúng

+) Khối lượng m = M. n phụ thuộc vào phân tử khối và nguyên tử khối ⇒ b sai

Bài 2: Câu nào diễn tả đúng?

Thể tích mol của chất khí phụ thuộc vào:

a) Nhiệt độ của chất khí.

b) Khối lượng mol của chất khí.

c) Bản chất của chất khí.

d) Áp suất của chất khí.

Bài giải:

Đáp án: a)d).

Ở điều kiện tiêu chuẩn (0°, 1atm): 1 mol khí có thể tích là 22,4l

Ở điều kiện thường (20°, 1atm): 1 mol khí có thể tích là 24l

⇒ Thể tích phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất ⇒ a và d đúng.

Với mọi chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn ta có: V = n. 22,4

⇒ V không phụ thuộc vào khối lượng mol của chất khí và bản chất của chất khí ⇒ b, c sai.

Bài 3: Tìm:

a) Số mol của: 28g Fe; 64g Cu; 5,4g Al.

b) Thể tích khí (đktc) của 0,175 mol CO2; 1,25 mol H2; 3 mol N2.

c) Số mol và thể tích của hỗn hợp khí (dktc) gồm có 0,44g CO2 0,04g H2 và 0,56g N2.

Bài giải:

a)

b) VCO2 = 22,4.0,175 = 3,92l.

VH2 = 22,4.1,25 = 28l.

VN2 = 22,4.3 = 67,2l.

c) Số mol của hỗn hợp khí bằng tổng số mol của từng khí.

nhỗn hợp = nCO2 + nH2 + nN2 = 0,01 + 0,02 + 0,02 = 0,05 mol

Vhỗn hợp khí = (0,01 + 0,02 + 0,02). 22,4 = 1,12l.

Bài 4: Tính khối lượng của những lượng chất sau:

a) 0,5 mol nguyên tử N; 0,01 mol nguyên tử Cl; 3 mol nguyên tử O;

b) 0,5 mol phân tử N2; 0,10 mol phân tử Cl2; 3 mol phân tử O2

c) 0,1 mol Fe; 2,15 mol Cu, 0,8 mol H2SO4; 0,5 mol CuSO4

Bài giải:

a)

mN = 0,5.14 = 7g.

mCl = 0,1.35.5 = 3.55g

mO = 3.16 = 48g.

b)

mN2 = 0,5.28 = 14g.

mCl2 = 0,1.71 = 7,1g

mO2 = 3.32 =96g

c)

mFe = 0,1.56 =5,6g mCu = 2,15.64 = 137,6g

mH2SO4 = 0,8.98 = 78,4g.

mCuSO4 = 0,5.160 = 80g

Bài 5: Có 100g khí oxi và 100g khí cacbon đioxit cả 2 khí đều ở 25oC và 1atm. Biết thể tích mol khí ở những điều kiện này có thể tích là 24l. Nếu trộn 2 khối lượng khí trên với nhau (không có phản ứng xảy ra) thì hỗn hợp khí thu được có thể tích là bao nhiêu?

Bài giải:
Ta có:

Thể tích của hỗn hợp khí ở 20°C và 1atm

Vhỗn hợp = 24. (nO2 + nCO2) = 24. (3,125 + 2,273) = 129,552 l.

Bài 6: Vẽ những hình khối chữ nhật để so sánh thể tích các khí sau (đktc): 1gH2; 8g O2; 3,5gN2; 33gCO2

Bài giải:

Sơ đồ biểu thị về tỉ lệ thể tích của các khí như sau:

Tỉ lệ số mol các chất khí cũng chính là tỉ lệ về thể tích các khí nên thể tích khí VCO2 > VH2 > VO2 > VN2.