Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể - Sinh học 7
Trong quá trình tiến hóa của động vật, các hệ cơ quan được hình thành và hoàn chỉnh dần thông qua quá trình phức tạp hóa, nghĩa là ở các hệ cơ quan đó có sự hình thành các bộ phận mới. Các bộ phận này được hoàn thiện dần đảm bảo chức năng sinh lí phức tạp, thích nghi với những điều kiện sống đặc trưng ở mỗi nhóm động vật.
Bảng: So sánh một số hệ cơ quan của động vật
Tên động vật | Ngành | Hô hấp | Tuần hoàn | Thần kinh | Sinh dục |
Trùng biến hình | Động vật nguyên sinh | Chưa phân hóa | Chưa có | Chưa phân hóa | Chưa phân hóa |
Thủy tức | Ruột khoang | Chưa phân hóa | Chưa có | Hình mạng lưới | Tuyến sinh dục không có ống dẫn |
Giun đất | Giun đốt | Da | Tim đơn giản, tuần hoàn kín | Hình chuỗi hạch (hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng) | Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Châu chấu | Chân khớp | Hệ ống khí | Tim đơn giản, hệ tuần hoàn hở | Hình chuỗi hạch (hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng và ngực) | Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Cá chép | Động vật có xương sống | Mang | Tim có tâm nhĩ, tâm thất, tuần hoàn kín | Hình ống (bộ não và tủy sống) | Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Ếch đồng | Động vật có xương sống | Da và phổi | Tim có tâm nhĩ, tâm thất, tuần hoàn kín | Hình ống (bộ não và tủy sống) | Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Thằn lằn | Động vật có xương sống | Phổi | Tim có tâm nhĩ, tâm thất, tuần hoàn kín | Hình ống (bộ não và tủy sống) | Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Chim bồ câu | Động vật có xương sống | Phổi và túi khí | Tim có tâm nhĩ, tâm thất, tuần hoàn kín | Hình ống (bộ não và tủy sống) | Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Thỏ | Động vật có xương sống | Phổi | Tim có tâm nhĩ, tâm thất, tuần hoàn kín | Hình ống (bộ não và tủy sống) | Tuyến sinh dục có ống dẫn |
Câu 1: Động vật nào có cơ thể chưa phân hóa thành các hệ cơ quan?
a. San hô
b. Cá đuối
c. Trùng biến hình
d. Thủy tức
Hướng dẫn trả lời:
Trùng biến hình là đại diện của ngành động vật nguyên sinh, chúng có cơ thể rất đơn giản, chưa phân hóa thành các hệ cơ quan.
Đáp án đúng là: c
Câu 2: Đặc điểm hệ thần kinh của thủy tức là:
a. Hình ống
b. Hình mạng lưới
c. Chưa phân hóa
d. Hình chuỗi hạch
Thủy tức có tế bào thần kinh nằm rải rác, hệ thần kinh hình mạng lưới.
Đáp án đúng là: b
Câu 3: Loài nào KHÔNG có hệ tuần hoàn kín?
a. Châu chấu
b. Thằn lằn
c. Vượn
d. Chim
Hệ tuần hoàn của châu chấu: tim chưa có tâm thất, tâm nhĩ, hệ tuần hoàn hở.
Đáp án đúng là: a
Câu 4: Cơ quan hô hấp của ếch đồng là?
a. Da
b. Phổi
c. Mang
d. Da và phổi
Ếch đồng vừa ở cạn, vừa ở nước, chúng hô hấp qua da và phổi.
Đáp án đúng là: d
Câu 5: Hệ thần kinh dạng ống (não và tủy sống) có ở loài?
a. Cá chép, thằn lằn
b. Thằn lằn, chim
c. Chim, thỏ, thằn lằn
d. Cá chép, thằn lằn, chim, thỏ
Hệ thần kinh dạng ống (bộ não và tủy sống) có ở loài cá chép, ếch đồng, thằn lằn, chim, thỏ...
Đáp án đúng là: d
Câu 6: Đặc điểm hệ sinh dục của thủy tức là?
a. Chưa phân hóa
b. Tuyến sinh dục không có ống dẫn
c. Tuyến sinh dục có ống dẫn
d. Tiêu giảm
Thủy tức có tuyến sinh dục không có ống dẫn, sinh sản đơn giản bằng mọc chồi, tái sinh hay sinh sản hữu tính.
Đáp án đúng là: b
Câu 7: Loài nào chỉ hô hấp qua da?
a. Trùng biến hình
b. Thủy tức
c. Giun đất
d. Ếch đồng
Giun đất hô hấp qua da, chúng phải sống nơi ẩm ướt.
Đáp án đúng là: c
Câu 8: Những loài động vật có xương sống là?
a. Giun đất, cá chép, thỏ
b. Châu chấu, thằn lằn, chim, thỏ
c. Cá chép, ếch đồng, thằn lằn, chim, thỏ
d. Cá chép, giun đất, châu chấu, thỏ
Động vật có xương sống rất đa dạng về loài, các đại diện như: cá chép, ếch đồng, thằn lằn, chim, thỏ.
Đáp án đúng là: c
Câu 9: Động vật nào hô hấp bằng phổi và túi khí?
a. Thằn lằn
b. Ếch đồng
c. Châu chấu
d. Chim
Chim hô hấp bằng phổi và túi khí.
Đáp án đúng là: d
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là SAI?
a. Thủy tức thuộc ngành Ruột khoang
b. Thỏ là Động vật không có xương sống
c. Châu chấu hô hấp bằng hệ ống khí
d. Cá chép hô hấp bằng mang
Thỏ là động vật có xương sống, thuộc lớp có vú
Đáp án đúng là: b