Trang chủ > Lớp 7 > Lý thuyết & 600 câu trắc nghiệm Sinh học 7 có đáp án > Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật - Sinh học 7

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật - Sinh học 7

A. Lý thuyết

I. Phân biệt động vật với thực vật

Các biểu hiện đặc trưng của giới động vật và thực vật:

A – Củ khoai tây, B – Chuột ăn củ khoai tây, C – Mèo ăn chuột

- Các đặc trưng cơ bản nhất của động vật và thực vật được biểu hiện trong: cấu tạo, dinh dưỡng, cách di chuyển và phản xạ.

- Những điểm khác nhau giữa động vật và thực vật như sau:

Đặc điểm Cấu tạo tế bào Thành xelulôzơ Lớn lên và sinh sản Chất hữu cơ đi nuôi cơ thể Khả năng di chuyển Thần kinh và giác quan
Thực vật + + + Tự tổng hợp chất hữu cơ - -
Động vật + - + Sử dụng chất hữu cơ có sẵn + +

Cụ thể:
- Giống nhau:

+ Đều có cấu tạo tế bào

+ Đều có khả năng lớn lên và sinh sản

- Khác nhau:

+ Về cấu tạo thành tế bào

Thành tế bào thực vật có xenlulôzơ, còn tế bào động vật không có

+ Về phương thức dinh dưỡng

Thực vật là những sinh vật tự dưỡng, có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể.

Động vật là sinh vật dị dưỡng, không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ mà sử dụng chất hữu cơ có sẵn.

+ Về khả năng di chuyển

Thực vật không có khả năng di chuyển

Động vật có khả năng di chuyển

+ Hệ thần kinh và giác quan

Thực vật không có hệ thần kinh và giác quan

Động vật có hệ thần kinh và giác quan.

II. Đặc điểm chung của động vật

Đặc trưng cơ bản nhất của động vật để phân biệt giữa động vật với thực vật đó là:

- Có khả năng di chuyển

- Có hệ thần kinh và giác quan

- Dị dưỡng (khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn)

III. Sơ lược phân chia giới động vật

Giới động vật hiện nay được xếp vào hơn 20 ngành và được xếp vào 2 nhóm chủ yếu là động vật không xương sống và động vật có xương sống. Trong chương trình Sinh học 7 chúng ta tìm hiểu về 8 ngành động vật được sắp xếp như sau:

- Động vật không xương sống bao gồm:

1. Ngành động vật nguyên sinh


2. Ngành Ruột khoang


3. Các ngành: Giun tròn, giun dẹp, giun đốt


4. Ngành chân khớp


- Động vật có xương sống là những loài động vật có xương sống, gồm các Lớp như sau:

+ Lớp cá

+ Lớp Lưỡng cư

+ Lớp Bò sát

+ Lớp Chim

+ Lớp Thú


IV. Vai trò của động vật

- Động vật không chỉ có vai trò quan trọng trong thiên nhiên mà còn rất quan trọng với đời sống của con người.

- Động vật có thể có lợi hay có hại đối với con người

STT Các mặt lợi, hại Tên động vật đại diện
1 Động vật cung cấp nguyên liệu cho con người:
- Thực phẩm Bò, lợn, gà...
- Lông Vịt, cừu...
- Da Bò, trâu...
2 Động vật dùng làm thí nghiệm cho:
- Học tập, nghiên cứu khoa học Giun, ếch, cá...
- Thử nghiệm thuốc Chuột bạch,...
3 Động vật hỗ trợ cho người trong:
- Lao động Trâu, bò, chó...
- Giải trí Khỉ, cá, voi,...
- Thể thao Ngựa, ...
- Bảo vệ an ninh Chó,...
4 Động vật truyền bệnh sang người Muỗi, chuột, bọ...
B. Trắc nghiệm

Câu 1: Động vật và thực vật giống nhau ở điểm nào?

a. Cấu tạo từ tế bào

b. Lớn lên và sinh sản

c. Có khả năng di chuyển

d. Cả a và b đúng

Động vật và thực vật có những điểm giống nhau như sau:

+ Đều có cấu tạo tế bào

+ Đều có khả năng lớn lên và sinh sản

Đáp án đúng là: d

Câu 2: Động vật được chia làm mấy ngành... ?

a. 6

b. 7

c. 8

d. 9

Hướng dẫn trả lời:

Động vật được chia làm 8 ngành là: ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, ngành giun dẹp, ngành giun tròn, ngành giun đốt, ngành thân mềm, ngành chân khớp, và ngành động vật có xương sống.

Đáp án đúng là: c

Câu 3: Động vật không có xương sống chia làm mấy ngành

a. 5

b. 6

c. 7

d. 8

Hướng dẫn trả lời:

Động vật không xương sống có 7 ngành là: ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, ngành giun dẹp, ngành giun tròn, ngành giun đốt, ngành thân mềm và ngành chân khớp.

Đáp án đúng là: c

Câu 4: Động vật có xương sống có bao nhiêu lớp?

a. 5

b. 6

c. 7

d. 8

Hướng dẫn trả lời:

Động vật có xương sống gồm 5 Lớp: Lớp cá, Lớp Lưỡng cư, Lớp Bò sát, Lớp Chim, Lớp Thú.

Đáp án đúng là: a

Câu 5: Động vật KHÔNG có:

a. Hệ thần kinh

b. Giác quan

c. Khả năng di chuyển

d. Tự sản xuất được chất hữu cơ

Hướng dẫn trả lời:

Thực vật là những sinh vật tự dưỡng, có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể.

Động vật là sinh vật dị dưỡng, không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ mà sử dụng chất hữu cơ có sẵn.

Đáp án đúng là: d

Câu 6: Động vật nào có lợi đối với con người

a. Ruồi

b. Muỗi

c. Bọ

d. Mèo

Hướng dẫn trả lời:

Động vật có thể có lợi hay có hại với con người. Và mèo là loài vật nuôi có ích với con người.

Đáp án đúng là: d

Câu 7: Động vật nào có hại với con người: ?

a. Mèo

b. Chó

c. Chuột

d. Bò

Hướng dẫn trả lời:

Động vật có thể có lợi hay có hại với con người. Và chuột là loài vật truyền bệnh, nên có hại với con người.

Đáp án đúng là: c

Câu 8: Động vật có lợi ích gì đối với con người?

a. Động vật cung cấp nguyên liệu cho con người thực phẩm, lông, da...

b. Động vật dùng làm thí nghiệm trong học tập, thí nghiệm, thử nghiệm thuốc

c. Động vật hỗ trợ con người trong lao động, giải trí, thể thao...

d. Cả a, b và c đúng

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: d

Câu 9: Các ngành giun gồm mấy ngành

a. 2 ngành là giun tròn và giun đốt

b. 2 ngành là giun dẹp và giun tròn

c. 2 ngành là giun tròn và giun đốt

d. 3 ngành là giun tròn, giun dẹp và giun đốt

Hướng dẫn trả lời:

Các ngành giun gồm: Giun tròn, giun dẹp, giun đốt

Đáp án đúng là: d

Câu 10: Động vật có xương sống là những loài động vật có …?

a. Hệ thần kinh

b. Hệ tuần hoàn

c. Xương sống

d. Giác quan

Hướng dẫn trả lời:

Động vật có xương sống là những loài động vật có xương sống

Đáp án đúng là: c