Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Lịch sử 7
I – TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ
1.1. Nhà Đinh xây dựng đất nước
- Năm 968, đất nước được thống nhất Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cổ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (nay thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
- Mùa xuân năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình.
- Các chính sách xây dựng và phát triển đất nước của vua Đinh:
+ Xây dựng bộ máy chính quyền, phong chức tước cho người có công.
+ Xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước.
+ Xử phạt nghiêm khắc với những kẻ phạm tội.
- Đối ngoại: sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.
1.2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê* Sự thành lập nhà Lê:
- Hoàn cảnh:
+ Cuối năm 979, Đinh Bộ Lĩnh bị ám hại, nội bộ triều đình rối loạn. Lê Hoàn được cử làm phụ chính.
+ Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta.
- Trước nguy cơ xâm lược Lê hoàn được suy tôn lên làm vua để chỉ huy cuộc kháng chiến, lập nên nhà Lê sử cũ gọi là Tiền Lê.
* Tổ chức bộ máy nhà nước:
- Trung ương:
- Địa phương:
- Quân đội được chú trọng xây dựng để bảo vệ chính quyền trung ương. Quân đội gồm 10 đạo và hai bộ phận:
+ Cấm quân (quân của triều đình): bảo vệ vua và kinh thành;
+ Quân địa phương đóng tại các lộ, luân phiên nhau vừa luyện tập vừa làm ruộng. và quân địa phương.
1.3. Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn* Hoàn cảnh: Lợi dụng tình hình nhà Đinh rối loạn quân Tống đã âm mưu sang xâm lược nước ta.
* Diễn biến:
- Đầu năm 981, Quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường (đường bộ và đường thủy). Cụ thể như sau:
+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn.
+ Quân thủy: theo đường sông Bạch Đằng.
- Lê Hoàn đã cho quân đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch.
- Trên sông Bạch Đằng diễn ra nhiều trận chiến giữa quân ta và quân Tống => Cuối cùng thủy quân của địch bị đánh bại.
- Trên bộ, quân ta chặn đánh quyết liệt buộc quân Tống phải rút lui về nước.
Quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
* Kết quả:
- Quân Tống đại bại, nhiều tướng giặt bị giết và bắt sống.
- Cuộc kháng chiến chống Tông thắng lợi, nền độc lập dân tộc được giữ vững.
* Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến:
- Do tinh thần đoàn kết, anh dũng chiến đấu, trên dưới đồng lòng của nhân dân ta.
- Do tài chỉ huy, thao lược của Lê Hoàn.
* Ý nghĩa cuộc kháng chiến:
- Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân ta.
- Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc.
II – SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HÓA1.1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ
* Nông nghiệp:
- Ruộng đất thuộc sử hữu của làng xã, nông dân được chia ruộng đất cày cấy và phải nộp thuế cho nhà nước.
- Nhà nước chú trọng và khuyến khích phát triển nông nghiệp.
+ Mở rộng khai khẩn đất hoang.
+ Chú trọng thủy lợi, đê điều
+ Nghề trồng dâu nuôi tằm cũng được khuyến khích.
- Nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển.
* Thủ công nghiệp:
- Thủ công nghiệp nhà nước:
+ Xây dựng một số xưởng thủ công chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan.
+ Tập chung được nhiều thợ giỏi trong nước.
- Thủ công nghiệp dân gian: Các nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển như nghề dệt lụa, kéo tơ, làm gốm,...
* Thương nghiệp:
- Cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước.
- Mở rộng buôn bán với nước ngoài.
- Hình thành nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê.
1.2. Đời sống xã hội và văn hóa- Xã hội lúc bấy giờ được phân chia thành 3 tầng lớp:
+ Tầng lớp thống trị: vua, quan.
+ Tầng lớp bị trị: nông dân, thợ thủ công, thương nhân và một số địa chủ.
+ Nô lệ.
- Cuộc sống nhân dân còn đơn giản, bình dị.
- Giáo dục: chưa phát triển, Nho học đã xâm nhập nhưng chưa tạo được ảnh hưởng.
- Tôn giáo: đạo phật được truyền bá rộng rãi, nhiều nhà sư có tầm ảnh hưởng lớn trong triều đình.
- Kiến trúc: nhiều chùa chiền được xây dựng: chùa Tháp, chùa Nhất Trụ,..
- Nhiều loại hình văn hóa dân gian tồn tại như ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đấu vật,...
Câu 1: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt tên nước là gì?
A. Đại Việt
B. Đại Cồ Việt
C. Đại Nam.
D. Đại Ngu
Học sinh tham khảo: (SGK – tr 28)
Đáp án đúng là: B
Câu 2: Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?
A. Đinh Toàn.
B. Thái hậu Dương Vân Nga.
C. Lê Hoàn.
D. Đinh Liễn.
Lê Hoàn được cử làm phụ chính dưới thời Đinh. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống các tướng lĩnh đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua chỉ huy cuộc kháng chiến.
Đáp án đúng là: C.
Câu 3: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất.
B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.
C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép vua Đinh Nhường ngôi.
D. Đinh Tiên Hoàng mất, quan lại trong triều đình ủng hộ Lê Hoàn lên ngôi.
Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lê Hoàn được ủng hộ lên làm vua để chỉ huy cuộc kháng chiến.
Đáp án đúng là: B
Câu 4: Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?
A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ.
B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội.
C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua.
D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư.
Triều đình nhà Lê do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự. Giúp việc cho vua có Thái sư và Đại sư.
Đáp án đúng là: D
Câu 5: Trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiếng chống quân Tống của nhà Lê là:
A. Trận Chi Lăng.
B. Trận Đồ Lỗ
C. Trận Bạch Đằng
D. Trận Lục Đầu.
Lê Hoàn đã cho quân đóng cọc tại sông Bạch Đằng, tại đây diễn ra nhiều trận chiến quyết liệt giữa ta và quân Tống. Cuối cùng thủy quân của quân Tống bị đánh lui.
Đáp án đúng là: C
Câu 6: Tình hình Nho giáo dưới thời tiền Lê như thế nào?
A. Nho giáo được du nhập và phát triển mạnh mẽ.
B. Nho giáo vẫn chưa được du nhập vào nước ta.
C. Vua Lê ban hành chính sách cấm đạo Nho.
D. Nho giáo đã xâm nhập vào nước ta nhưng chưa anh hưởng đáng kể.
Dưới thời Tiền Lê: Nho giáo đã được du nhập vào nước ta nhưng chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể. Nho học chỉ được tầng lớp tăng lữ tiếp cận.
Đáp án đúng là: D
Câu 7: Tôn giáo nào phổ biến nhất dưới thời tiền Lê?
A. Phật giáo.
B. Nho giáo.
C. Đạo giáo.
D. Thiên Chúa giáo.
Thời tiền Lê, đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Nhiều nhà sư giữ trọng trách quan trọng trong triều đình. Chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi.
Đáp án đúng là: A
Câu 8: Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê?
A. Biểu thị ý quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta.
B. Làm cho nhà Tống và cách triều đại phong kiến sau này của Trung Quốc không dám xâm lược nước ta một lần nữa.
C. Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nước Đại Cồ Việt.
D. Quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập, tự chủ.
Cuộc kháng chiến làm cho quân Tống sợ hãi những không thể dập tắt tham vọng xâm chiếm của nhà Tống. Minh chứng là nhà Tống vẫn tiếp tục cho quân xâm lược Đại Việt lần 2.
Đáp án đúng là: B
Câu 9: Tình hình bang giao Việt – Tống dưới thời tiền Lê như thế nào?
A. Nhà Tống vẫn tiếp tục gây hấn, cho quân xâm lược Đại Cồ Việt.
B. Nhà tiền Lê cắt đứt quan hệ bang gia với nhà Tống.
C. Quan hệ bang giao Việt – Tống nhìn chung tốt đẹp, hòa hảo.
D. Nhà Tống phải kiên nể, thần phục Đại Cồ Việt.
Đáp án đúng là: C.
Sau cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi, nhà Tống phải kiêng nể Đại Việt. Nhìn chung quan hệ Việt – Tống hòa hảo. Nhà Lê sai sứ sang nhà Tống cầu phong, đặt quan hệ hòa hiếu. Nhà Tống phong Lê Hoàn là Giao Chỉ quận vương.
Câu 10: Đơn vị hành chính cấp địa phương từ thấp đến cao thời tiền Lê là:
A. Châu – Phủ - Lộ
B. Phủ - Huyện – Châu
C. Châu – huyện – xã
D. Lộ - Phủ - Châu
Học sinh tham khảo: (SGK – tr. 30)
Đáp án đúng là: D