Trang chủ > Lớp 7 > Lý thuyết & 300 câu trắc nghiệm Lịch sử 7 có đáp án > Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần - Lịch sử 7

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần - Lịch sử 7

A. Lý Thuyết

I – SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh

a. Nông nghiệp:

- Khuyến khích sản xuất, khai hoang, lập làng xóm mới, mở rộng diện tích canh tác.

- Chú trọng thủy lợi, củng cố đê điều.

- Vương hầu, quý tộc nhà Trần tiếp tục triệu tập dân khai hoang, lập đồn điền.

- Ban thưởng ruộng đất cho người có công.

- Ruộng đất công làng xã chiếm ưu thế, nông dân được chia ruộng đất cày cấy và đóng thuế cho nhà nước.

→ Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng.

b. Thủ công nghiệp:

- Thủ công nghiệp nhà nước được mở rộng, phát triển nhiều nghề khác nhau: làm gốm tráng men, dệt vải lụa, đóng tàu, chế tạo vũ khí...

- Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển nổi bật là làm gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy, khắc bản in, khai khoáng,...

- Nhiều làng nghề, phường nghề thủ công được xây dựng.

- Các mặt hàng thủ công ngày càng chất lượng, trình độ kĩ thuật được nâng cao.

c. Thương nghiệp.

- Chợ được hình thành ở khắp nơi, buôn bán tấp nập, sầm uất.

- Mở rộng trao đổi, buôn bán với nước ngoài, nhiều trung tâm buôn bán nổi tiếng: Thăng Long và Vân Đồn.

1.2. Tình hình xã hội sau chiến tranh.

- Xã hội phân hoá sâu sắc

+ Tầng lớp thống trị:


+ Tầng lớp bị trị:


II – SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
1.1. Đời sống văn hoá

- Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân và phát triển hơn trước: thờ tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, người có công.

- Tôn giáo: Đạo phật, nho giáo phát triển mạnh.

- Tập quán: Nhân dân đi chân đất, quần đen, áo tứ thân, cạo trọc đầu.

- Hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phát triển như: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng múa rối, đấu vật, đua thuyền

1.2. Văn học.

- Văn học gồm văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

+ Văn học chữ Hán: phát triển mạnh mẽ, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc. (điển hình như: Hịch tướng sĩ - Trần Hưng Đạo).

+ Văn học chữ Nôm: bước đầu phát triển, xuất hiện một số nhà thơ nổi tiếng: Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sỹ Cố, Hồ Quý Ly.


1.3. Giáo dục và khoa học, kĩ thuật.

- Giáo dục:

+ Mở trường học nhiều nơi.

+ Tổ chức thi thường xuyên.

- Sử học:

+ Lập cơ quan “Quốc sử viện” chuyên viết sử.

+ Năm 1272, “Đại Việt sử kí” 30 quyển của Lê Văn Hưu được biên soạn.

- Quân sự: Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lý luật quân sự của Đại Việt.

- Y học, thiên văn học có nhiều thành tựu quang trọng.

- Kĩ thuật: Thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng chế tạo ra súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn.


1.4. Nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc.

- Kiến trúc:

+ Nhiều công tình có giá trị ra đời: tháp phổ Minh, chùa thành Tây Đô.

+ Một số công trình được tu sửa lại có quy mô hơn như Hoàng thành Thăng Long, tháp Bình Sơn,..

- Điêu khắc:

+ Điêu khắc tượng đá phát triển.

+ Nghệ thuật chạm khắc rồng độc đáo.


B. Trắc nghiệm

Câu 1: Trong xã hội thời Trần tầng lớp thấp kém nhất là... ?

A. Nông dân.

B. Thợ thủ công.

C. Nô tì, nông nô.

D. Thương nhân.

Tầng lớp nô tì bị lệ thuộc và bị bóc lột nặng nề hơn nông dân tá điền. Nô tì được đưa vào sản xuất thì trở thành nông nô.

Đáp án đúng là: C

Câu 2: Tình hình Nho giáo thời Trần như thế nào?

A. Nho giáo không phát triển.

B. Nho giáo trở thành quốc giáo.

C. Nho giáo phát triển.

D. Nho giáo bị hạn chế.

Hướng dẫn trả lời:

Thời Trần, nho giáo ngày càng phát triển do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị. Nhiều trường học được mở ra, nội dung học tập là chữ Nhi và các sách kinh sử.

Đáp án đúng là: C

Câu 3: Tình hình Phật giáo dưới thời Trần như thế nào?

A. Vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý.

B. Thời Trần Phật giáo trở thành quốc giáo.

C. Phật giáo suy yếu nhanh chóng.

D. Nhà Trần cấm truyền bá đạo Phật.

Hướng dẫn trả lời:

Đến thời Trần, Phật giáo vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý. Trong nước có nhiều người đi tu kể cả giai cấp thống trị, chùa chiền mọc lên khắp nơi.

Đáp án đúng là: A

Câu 4: Tình hình văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm dưới thời Trần như thế nào?

A. Văn học chữ Hán suy tàn, văn học chữ Nôm phát triển mạnh mẽ.

B. Cả văn học chữ Hán và văn học dân gian đều phát triển mạnh mẽ.

C. Cả văn học chữ Hán và văn học dân gian đều không phát triển.

D. Văn học chữ Hán phát triển mạnh mẽ, văn học chữ Nôm bước đầu phát triển.

Hướng dẫn trả lời:

- Dưới thời Trần văn học chữ Hán phát triển mạnh mẽ, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

- Văn học chữ Nôm bước đầu phát triển, xuất hiện một số nhà thơ Nôm nổi tiếng: Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố, Hồ Quý Ly,...

Đáp án đúng là: D

Câu 5: Thầy giáo nổi tiếng nhất dưới thời Trần là:

A. Nguyễn Bỉnh Khiêm

B. Chu Văn An

C. Nguyễn Đình Chiểu

D. Lê Quý Đôn

Hướng dẫn trả lời:

Thầy giáo nổi tiếng nhất dưới thời Trần là: Chu văn An. Ông sinh năm Nhâm Thìn (1292) đời vua Trần Nhân Tông, được đích thân vua Trần Minh Tông mời đến dạy tại Quốc Tử Giám và làm thầy riêng cho thái tử Trần Vượng, tức vua Trần Hiến Tông sau này. Ông từng thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà. Ông nổi tiếng có học vấn sâu rộng, tư cách thanh cao, sửa mình trong sạch, giữ gìn tiết tháo, không cầu danh lợi, danh tiếng lan xa, học trò theo học rất đông. Các thầy giáo còn lại nổi tiếng trong giai đoạn sau.

Đáp án đúng là: B

Câu 6: Thái ấp là:

A. Ruộng đất của nông dân tự do.

B. Ruộng đất của địa chủ.

C. Phần đất đai vua ban cho quý tộc, vương hầu.

D. Ruộng đất do vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo khai hoang.

Hướng dẫn trả lời:

Thái ấp là đất đai vua ban cho quý tộc, vương hầu có công có quy mô khoảng 1,2 xã. Quý tộc có quyền sử ụng và hưởng hoa lợi về đất đai và một phần dân cư trên đó như thu tô thuế, lập phủ, xây dựng các đội quân.

Đáp án đúng là: C

Câu 7: Văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần phát triển hơn thời Lý vì:

A. Nhà Trần được kế thừa các thành tựu văn hóa của các nước ĐNA.

B. Nhà Trần được kế thừa các thành tựu văn hóa của các nước châu Á.

C. Nhân dân phấn khởi, nhà nước quan tâm phát triển kinh tế, xã hội ổn định.

D. Nhà Trần được kế thừa các thành tựu văn hóa của các nước trên thế giới.

Hướng dẫn trả lời:

Thời Trần nhà nước quan tâm, có nhiều chính sách phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân. Xã hội ổn định, nhân dân có điều kiện tập trung phát triển kinh tế, văn hóa.

Đáp án đúng là: B

Câu 8: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho nông nghiệp thời Trần phát triển mạnh sau chiến thắng chống xâm lược Mông Nguyên là:

A. Quý tộc nhà Trần tăng cường chiêu tập dân nghèo khai hoang, lập điền trang.

B. Đất nước hòa bình.

C. Nhà nước có chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt.

D. Nhân dân phấn khởi sau chiến thắng ngoại xâm.

Hướng dẫn trả lời:

Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho nông nghiệp thời Lý phát triển là nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, khuyến khích khai hoang, lập làng xã, củng cố đê điều, bảo vệ sức kéo nông nghiệp,..

Đáp án đúng là: C

Câu 9: Tầng lớp bị trị đông đảo nhất trong xã hội thời Trần là:

A. Nô tì.

B. Thợ thủ công.

C. Nông dân cày ruộng đất công của làng xã.

D. Nông dân tự do.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 10: Biểu hiện chứng tỏ Nho giáo ngày càng phát triển ở thời Trần là:

A. các nhà nho được phụ trách công việc ngoại giao.

B. các nhà nho được nhiều bổng lộc.

C. các nhà nho được bổ nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.

D. các nhà nho được tham dự các buổi thiết triều.

Hướng dẫn trả lời:

Thờ Trần Nho giáo phát triển do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Các nhà nho được bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước: Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Chu Văn An,..

Đáp án đúng là: C