Trang chủ > Lớp 7 > Lý thuyết & 300 câu trắc nghiệm Lịch sử 7 có đáp án > Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập - Lịch sử 7

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập - Lịch sử 7

A. Lý Thuyết

1.1. Ngô quyền dựng nền độc lập

- Năm 938, Ngô Quyền lên ngôi vua, lập kinh đô ở Cổ Loa (nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Thành phố Hà nội).

→ Chấm dứt hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc. Nền độc lập và chủ quyền của đất nước được giữ vững.

+ Bỏ chức Tiết độ sứ.

+ Ở trung ương: thiết lập triều đình mới theo chế độ quân chủ.

+ Ở địa phương: cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng.

- Tình hình đất nước ổn định, phát triển.

1.2. Tình hình chính trị cuối thời Ngô

- Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền, các phe phái nổi lên khắp nơi → Đất nước rơi vào tình trạng bất ổn.

- Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha nhưng do mâu thuận nội bộ uy tín nhà Ngô giảm sút.

- Năm 965, Ngô Xương Văn chết, cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương diễn ra triền miên, đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn bởi 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau, Sử cũ gọi là “Loạn 12 sứ quân”.

1.3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước
Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập ảnh 1

- Trong hoàn cảnh đất nước chia cắt, hỗn loạn, các sứ quân đánh chiếm lẫn nhau. Vốn được lòng dân và được nhân dân ủng hộ hết mình, Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với sứ quân Trần Lãm và Phạm Bạch Hổ tiến đánh các sứ quân khác.

- Với tài cầm quân mưu trí, dũng cảm, lại được sự ủng hộ của nhân dân, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy và Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn là Vạn Thắng Vương.

- Các sứ quân lần lượt bị đánh bại, xin hàng. Tình trạng cát cứ chấm dứt.

- Cuối năm 967, đất nước trở lại bình yên, thống nhất.


- Nguyên nhân chính của sự thắng lợi đó là:

+ Đinh Bộ Lĩnh là một vị tướng giỏi, có tài.

+ Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

+ Có sự giúp đỡ, hợp sức của nghĩa quân Trần Lãm và Phạm Văn Hổ.

B. Trắc nghiệm

Câu 1: Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở đâu?

A. Cổ Loa

B. Hoa Lư

C. Bạch Hạc.

D. Phong Châu.

Nội dung:

Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa.

Đáp án đúng là: A. Cổ Loa

Câu 2: Vì sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc?

A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Đường.

B. Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một Quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền hoàn toàn của người Việt.

C. Ngô Quyền muốn xây dựng một chính quyền cao hơn thời họ Khúc.

D. Ngô Quyền không muốn tự nhận mình là tiết độ sứ của chính quyền phương Bắc.

Hướng dẫn trả lời:

Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc vì Chính quyền của Khúc Thừa Dụ vẫn phụ thuộc vào nhà Đường. Ngô quyền lên ngôi vua muốn xây dựng một quốc gia độc lập, không bị phụ thuộc vào nhà Đường.

Đáp án đúng là: B

Câu 3: Việc làm nào của Ngô Quyền khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc.

A. Đặt kinh đô ở Cổ Loa.

B. Bỏ chức tiết độ sứ, lên ngôi vua.

C. Đặt lại lễ nghi trong triều đình.

D. Đặt lại các chức quan trong triều đình, xóa bỏ các chức quan thời Bắc thuộc.

Hướng dẫn trả lời:

Nội dung:

+ Việc Ngô quyền bỏ chức tiết độ sứ khẳng định nước ta là một quốc gia độc lập không phải là một quận của Trung Quốc.

+ Ngô Quyền xưng vương khẳng định nước ta cũng ngang hàng với Trung Quốc.

Đáp án đúng là: B

Câu 4: Nguyên nhân chính dẫn đến nhà Ngô suy yếu là?

A. Quân Nam Hán xâm lược lần 2.

B. Chiến tranh nông dân nổ ra ở nhiều nơi.

C. Do mâu thuẫn nội bộ.

D. Các thế lực cát cứ nổ lên tranh giành quyền lực.

Hướng dẫn trả lời:

Nội dung: Nguyên nhân chính dẫn đến nhà Ngô nhanh chóng suy yếu là do nội bộ mâu thuẫn.

+ Sau khi lật đổ Dương Tam Kha, Ngô Xương Văn mời anh là Ngô Xương Ngập cùng trông coi việc nước.

+ Tuy nhiên, hai anh em họ Ngô bất hòa đã tạo điều kiện cho các thổ hào địa phương nổi dậy, nhà Ngô nhanh chóng suy yếu.

Đáp án đúng là: C.

Câu 5: "Loạn 12 sứ quân" là biến cố lịch sử xảy ra vào cuối thời:

A. Ngô.

B. Đinh.

C. Lý.

D. Trần.

Hướng dẫn trả lời:

Nội dung: Năm 944, Ngô Quyền mất, đất nước hỗn loạn. Các thế lục cát cứ nổi lên khắp nơi, tranh giành quyền lực. Đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn bởi 12 tướng chiếm lĩnh các địa phương. Sử cũ gọi đây là “Loạn 12 sứ quân”.

Đáp án đúng là: A

Câu 6: Nguyên nhân nào dẫn tới “Loạn 12 sứ quân”?

A. Nhà Nam Hán xúi giục các thổ hào địa phương ở nước ta nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô.

B. Đời sống nhân dân cực khổ nên đã nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô.

C. Chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền và ổn định đất nước.

D. Quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta, 12 sứ quân nổi dậy chống lại chiến tranh xâm lược của nhà Hán.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 7: Ai là người có công dẹp loạn “Mười hai sứ quân”, thống nhất đất nước?

A. Đinh Bộ Lĩnh.

B. Trần Lãm.

C. Phạm Bạch Hổ.

D. Ngô Xương Xí.

Hướng dẫn trả lời:

Nội dung:

- Đinh Bộ Lĩnh xây dựng lực lượng, đem quân đánh dẹp các sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh kết hợp với nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ tiến đánh các nghĩa quân khác.

- Đến năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên loạn 12 sứ quân. Đất nước trở lại yên bình, thống nhất.

Đáp án đúng là: A

Câu 8: Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên “Loạn 12 sứ quân” vào thời gian nào?

A. Năm 966.

B. Năm 967.

C. Năm 968.

D. Năm 969.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 9: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân?

A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.

B. Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

C. Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ.

D. Được nhà Tống giúp đỡ.

Hướng dẫn trả lời:

Nhà Tống không hề giúp đỡ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.

Đáp án đúng là: D.

Câu 10: Ngô Quyền mất vào năm nào?

A. Năm 944.

B. Năm 945.

C. Năm 946.

D. Năm 947.

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: A