Trang chủ > Lớp 7 > Lý thuyết & 300 câu trắc nghiệm Lịch sử 7 có đáp án > Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 21: Ôn tập chương IV - Lịch sử 7

Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 21: Ôn tập chương IV - Lịch sử 7

1.1. Về mặt chính trị:

- Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh, chặt chẽ.

- Các triều đại phong kiến đều xây dựng nhà nước tập quyền.

- Thời Lý - Trần: Bộ máy nhà nước đã hoàn chỉnh trên danh nghĩa nhưng thực chất vẫn còn đơn giản, làng xã còn nhiều luật lệ.

- Thời lê sơ: Bộ máy nhà nước tập quyền chuyên chế đã kiện toàn ở mức hoàn chỉnh nhất.

+ Thời Lê Thánh Tông, một số cơ quan và chức quan cao cấp nhất và trung gian được bãi bỏ, tăng cường tính tập quyền. Hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động của quan lại được tăng cường từ trung ương đến tận các đơn vị xã. - Các đơn vị hành chính tổ chức chặt chẽ hơn, đặt biệt là cấp Thừa tuyên và cấp xã.

- Nhà nước thời Lê Thánh Tông lấy phương thức học tập, thi cử làm phương thức chủ yếu, đồng thời là nguyên tắc để tuyển lựa, bổ nhiệm quan lại.

- Các cơ quan và chức vụ giúp việc nhà vua ngày càng được sắp xếp quy củ và bổ sung đầy đủ (6 Bộ, Hàn Lâm Viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài... )

1.2. So sánh nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần

- Thời Lê sơ: Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.

- Thời Lý-Trần: Nhà nước quân chủ quý tộc.

1.3. Luật pháp

- Thời Đinh - Tiền Lê, mặc dù nhà nước tồn tại hơn 30 năm, nhưng chưa có điều kiện xây dựng pháp luật.

- Năm 1042, sau khi nhà Lý thành lập 32 năm, bộ luật thành văn ở nước ta ra đời (Luật Hình thư).

- Đến thời Lê sơ, luật pháp được xây dựng tương đối hoàn chỉnh (Luật Hồng Đức).

* So sánh luật pháp thời Lê sơ và Lý – Trần:

- Giống nhau:

+ Bảo vệ quyến lợi của nhà vua và giai cấp thống trị.

+ Bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ sản xuất nông nghiệp (cấm giết trâu, bò)

- Khác nhau:

Luật pháp thời Lê sơ có nhiều điểm tiến bộ hơn như:

+ Bảo vệ quyền lợi người phụ nữ.

+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia.

1.4. Về kinh tế

Sự giống và khác nhau về tình hình kinh tế thời Lê sơ với thời Lý - Trần?

a. Về nông nghiệp:

* Giống nhau:

- Đều có chính sách quan tâm tới nông nghiệp như:

+ Mở rộng diện tích đất trồng trọt.

+ Chú trọng xây dựng hệ thống đê điều.

* Khác nhau:

- Thời Lý: ruộng công chiếm ưu thế.

- Thời Lê sơ: ruộng tư ngày càng phát triển.

b. Về thủ công nghiệp:

- Hình thành và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống. Thời Lê sơ có các phường, xưởng sản xuất (Cục bánh tác).

c. Về thương nghiệp:

- Chợ làng ngày càng được mở rộng. Thăng Long, trung tâm thương nghiệp hình thành từ thời Lý, đến thời Lê sơ trở thành đô thị buôn bán sầm uất.

=> Như vậy đến thời Lê sơ, tình hình kinh tế đã phát triển mạnh mẽ hơn.

1.5 Về xã hội:

* Giống nhau:

- Đều có chính sách quan tâm mở rộng diện tích đất trồng trọt.

- Chú trọng xây dựng hệ thống đê điều.

* Khác nhau:

- Thời Lý, ruộng công chiếm ưu thế. Thời Lê sơ, ruộng tư ngày càng phát triển.

b. Về thủ công nghiệp:

- Hình thành và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống. Thời Lê sơ có các phường, xưởng sản xuất (Cục bánh tác).

c. Về thương nghiệp:

- Chợ làng ngày càng được mở rộng. Thăng Long, trung tâm thương nghiệp hình thành từ thời Lý, đến thời Lê sơ trở thành đô thị buôn bán sầm uất.

Giảng: Như vậy đến thời Lê sơ, tình hình kinh tế đã phát triển mạnh mẽ hơn.

1.5 Về xã hội:

- Giống nhau: Đều có giai cấp thống trị và giai cấp bị trị với các tầng lớp: quý tộc, địa chủ tư hữu (ở các làng xã), nông dân các làng xã, nô tì.

- Khác nhau:

+ Thời Lý-Trần: tầng lớp vương hầu quý tộc rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô, nô tì chiếm số đông trong xã hội.

+ Thời Lê sơ: tầng lớp nô tì giảm dần về số lượng, tầng lớp địa chủ tư hữu rất phát triển.

1.6. Về văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật.

* Về giáo dục và khoa cử:

- Nhà nước quan tâm phát triển giáo dục, tổ chức thi cử đều đặn, chặt chẽ, đạt thành tựu to lớn (nhiều người đỗ Tiến sĩ: thời Lê Thánh Tông có tới 501 tiến sĩ).

- Cho dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học.

- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho.

- Tổ chức thi cử chặt chẽ với 3 kì thi: Hương, Hội, Đình.

- Thời Lê tổ chức thi được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

- Dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám để khắc tên Tiến sĩ.

→ Khoa thi diễn ra quy củ, chặt chẽ, đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước.

* Về văn học:

- Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển và chiếm ưu thế với nhiều tác phẩm nổi tiếng: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,..

- Văn học chữ Nôm phát triển.

→ Nội dung: thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

* Về khoa học

- Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, ..

- Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chi, An Nam hình thắng đồ,..

- Y học: Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

* Về nghệ thuật

- Nghệ thuật sân khấu: chèo, tuồng, ca hát được phục hồi và phát triển.

- Nghệ thuật điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật điêu luyện: Cung điện Lam Kinh, Bia Vĩnh Lăng,...

* Khác nhau:

- Thời Lê Sơ tôn sùng đạo Nho

- Thời Lý - Trần tôn sùng đạo Phật.