Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Lịch sử 7
A. Lý Thuyết
1.1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lý.
- Nguyên nhân:
+ Từ giữa thế kỉ XV, sản xuất phát triển như cầu về vốn, nguyên liệu và thị trường tăng cao.
+ Nhu cầu tìm kiến con đường hàng hải mới từ phương Tây sang Ấn Độ và các nước phương Đông.
- Điều kiện:
+ Sự phát triển của kĩ thuật hàng hải và kĩ thuật đóng tàu.
+ Kim chỉ nam do người Trung Quốc phát minh được sản xuất rộng rãi.
+ Kiến thức địa lý về trái đất được mở rộng nhất là biết được trái đất hình tròn.
- Các cuộc phát kiến địa lý lớn:
+ Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi vòng quanh điểm cực Nam châu Phi, tìm ra mũi Hảo Vọng.
+ Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon đến mũi Hảo Vọng. Đến năm 1498, cập bến Ca-li-cút ở phía tây nam Ấn Độ.
+ Năm 1492, C. Cô-lôm-bô “tìm ra” châu Mĩ.
+ Từ 1519 – 1522, Ph. Ma-gien-lan thực hiện chuyên đi vòng quanh trái đất.
- Hệ quả:
+ Tìm ra những con đường hàng hải mới từ Đông sang Tây.
+ Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, mở rộng thị trường buôn bán.
+ Đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ và thị trường rộng lớn.
+ Dẫn tới sự ra đời của Chủ nghĩa thực dân.
1.2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.- Hoàn cảnh: quá trình tích lũy vốn và nhân công hình thành.
+ Sau các cuộc phát kiến địa lý, quý tộc và thương nhân châu Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên các nước thuộc địa và nhanh chóng trở nên giàu có.
+ Trong nước: ra sức cướp đoạt ruộng đất, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa.
+ Nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản.
- Kinh tế:
+ Tư sản mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất quy mô lớn, các công ty thương mại và những đồn điền rộng lớn.
- Xã hội: hình thành 2 giai cấp cơ bản đó là: Tư sản và Vô sản.
- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành.
B. Trắc nghiệmCâu 1: Cuộc phát kiến địa lí đầu tiền được tiến hành vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XIV
B. Thế kỉ XV
C. Thế kỉ XVI
D. Thế kỉ XVII
Cuộc phát kiến địa lý đầu tiên do B. Đi-a-xơ tiến hành vào năm 1478 (thế kỉ XV).
Đáp án đúng là: B
Câu 2: Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?
A. Vua quan, quý tộc.
B. Tướng lĩnh quân đội.
C. Thương nhân, quý tộc.
D. Quý tộc, tăng lữ.
Các quý tộc, thương nhân châu Âu cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới để phát triển sản xuất. Họ muốn tìm những con đường hàng hải mới sang Ấn Độ và các nước phương Đông. Chính vì thế, từ cuối thế kỉ XV, nhiều quý tộc thương nhân châu Âu đã tiến hành các cuộc phát kiến địa lí.
Đáp án đúng là: C
Câu 3: Các cuộc phát kiến địa lý chủ yếu hướng về đâu?
A. Ấn Độ và các nước phương Đông.
B. Trung Quốc và các nước phương Đông.
C. Nhật Bản và các nước phương Đông.
D. Các nước phương Tây.
Các thương nhân châu Âu cho rằng Ấn Độ và các nước phương Đông là nơi có nhiều vàng bạc, nguyên liệu quý và là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Vì thế các cuộc phát kiến địa lí chủ yếu hướng về Ấn Độ và các nước phương Đông.
Đáp án đúng là: A
Câu 4: Ai là người đầu tiên tìm ra châu Mĩ?
A. B. Đi-a-xơ
B. Va-xcô đơ Ga-ma
C. C. Cô-lôm-bô.
D. Ph. Ma-gien-lan
C. Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ của ông đã là người đầu tiên tìm ra châu Mĩ.
Đáp án đúng là: C
Câu 5: Ai là người đầu thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới?
A. B. Đi-a-xơ
B. Va-xcô đơ Ga-ma
C. C. Cô-lôm-bô.
D. Ph. Ma-gien-lan
Đáp án đúng là: D
Câu 6: Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu được hình thành trên cơ sở nào?
A. Sự sự đổ của chế độ phong kiến.
B. Sự hình thành của các thành thị trung đại.
C. Nguồn lợi thu được từ Ấn Độ và các nước phương Đông.
D. Vốn và nhân công làm thuê.
- Nhờ có vốn và nhân công làm thuê, các nhà tư sản ra sức mở rộng kinh doanh → trở nên giàu có → Hình thành giai cấp tư sản.
- Người làm thuê trở thành giai cấp vô sản.
→ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành.
Đáp án đúng là: D
Câu 7: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa ở châu Âu là:
A. Tư sản và tiểu tư sản.
B. Tư sản và nông dân.
C. Tư sản và vô sản.
D. Tư sản và công nhân.
- Các chủ xưởng, chủ đồn điền, thương nhân mở rộng kinh doanh → trở nên giàu có → giai cấp tư sản.
- Người làm thuê trở thành giai cấp vô sản.
Đáp án đúng là: C
Câu 8: Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư bản?
A. Họ thấy vào xí nghiệp tư bản dễ sống hơn.
B. Họ có thể giàu lên, trở thành tư sản.
C. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp.
D. Họ bị tư bản và phong kiến cướp hết ruộng đất.
Các quý tộc phong kiến và tư sản dùng bạo lực để chiếm đoạt ruộng đất, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa. Nông nô không có ruộng đất để cày cấy, phải vào làm thuê trong các xí nghiệp.
Đáp án đúng là: D
Câu 9: Giai cấp tư sản được hình thành những thành phần nào?
A. Thương nhân giàu có, chủ xưởng, chủ đồn điền.
B. Địa chủ giàu có.
C. Qúy tộc, nông dân giàu có.
D. Thợ thủ công nhỏ lẻ.
Đáp án đúng là: A
Câu 10: Sự hình thành chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những biến đổi về kinh tế, giai cấp ở châu Âu như thế nào?
A. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp tư sản và công nhân.
B. Giữ nguyên hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và công nhân.
C. Cải cách hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và nông nô.
D. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp thương nhân và thợ thủ công.
- Về kinh tế: chủ xưởng, chỉ đồn điền thuê nhân công làm việc để làm giàu cho mình → Hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Về giai cấp:
+ Các chủ xưởng, chủ đồn điền, những thương nhân giàu có mở rộng kinh doanh→ trở nên giàu có → giai cấp tư sản.
+ Người làm thuê trở thành giai cấp vô sản.
Đáp án đúng là: A