Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 14 - Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)
I – CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ (1258)
1.1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ
- Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập với lực lượng quân đội hùng mạnh, hiếu chiến, xâm chiếm và thống trị nhiều quốc gia.
- Mông Cổ âm mưu xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tiêu diệt Nam Tống.
Tướng Mông Cổ ba lần sai sứ giả đưa thư đe dọa và dụ hàng đều bị vua Trần ra lệnh bắt giam.
a. Chuẩn bị của nhà Trần:
+ Ban lệnh cả nước sắm sửa vũ khí.
+ Thành lập các đội dân binh ngày đêm tập luyện võ nghệ.
b. Diễn biến:
- Tháng 1/1258,3 vạn quân Mông Cổ tiến vào xâm lược nước ta theo đường sông Thao thì bị quân ta chặn đánh ở Bình Lệ Nguyên.
- Nhận thấy thế giặc mạnh, vua Trần cho quân rút lui khỏi kinh thành Thăng Long để bảo toàn lực lượng, thực hiện chủ trương "vườn không nhà trống".
- Khi quân Tống kéo vào thành Thăng Long, chúng vô cùng bất ngờ khi thấy mọi thứ trống không, không một bóng người và lương thực.
- Chưa đầy một tháng chiếm đóng, quân Tống rơi vào tình trạng thiếu lương thực, chúng bắt đầu tàn phá, cướp bóc và bị nhân dân chống trả quyết liệt làm lực lượng của chúng bị tiêu hao nhanh chóng.
- Nhận thấy thế giặc đã yếu, quân Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu, quân Mông Cổ thua to phải tháo chạy khỏi thành Thăng Long.
- Trên đường rút chạy, quân Tống bị quân đội nhà Trần truy kích.
c. Kết quả: Chưa đầy một tháng cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
II – CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1285)1.1. Âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt của nhà Nguyên
- Năm 1279, Mông Cổ tiêu diệt Nam Tống thống Trị hoàn toàn Trung Quốc và chúng bắt đầu thực hiện âm mưu xâm lược Cham-pa, Đại Việt làm cầu nối thôn tính các nước phía Nam Trung Quốc.
- Quân Tống đánh Cham-pa làm bàn đạp tấn công phía Nam Đại Việt, phối hợp với cánh quân từ Trung Quốc đánh vào phía Bắc.
+ Năm 1283, quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy xâm lược Cham-pa, chiếm kinh thành.
+ Quân dân Cham-pa chiến đấu anh dũng, quân Nguyên phải rút về cố thủ ở phía Bắc.
→ Kế hoạch dùng Cham-pa làm bàn đạp tấn công nước ta của nhà Nguyên bước đầu bị phá sản.
1.2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến- Nhận thấy mối nguy hại, vua Trần đã triệu tập hội nghị Bình Than bàn kế đánh giặc, Trần Quốc Tuấn được cử làm Quốc công tiết chế, chỉ huy cuộc kháng chiến.
- Năm 1285, vua Trần mở hội nghị Diên Hồng mời các bậc phụ lão có uy tín về bàn các đánh giặc.
- Tổ chức cuộc tập trận và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu và chia quân đóng giữ ở những nơi hiểm yếu.
- Cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc, quân sĩ trên dưới thể hiện một lòng quyết tâm đánh giặc.
a. Diễn biến:
- Tháng 1/1285, quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào xâm lược Đại Việt.
- Quân ta chặn đánh địch ở vùng biên giới rồi lui về Vạn Kiếp.
- Quân Tống tập trung lực lượng tiến đánh Vạn Kiếp. Thế giặc mạnh quân Trần lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường.
- Nhân dân ta tiếp tục thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống". Quân Tống tiến vào Thăng Long nhưng không dám đóng quân trong thành.
- Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, một số quý tộc nhà Trần đầu hàng.
- Thoát Hoan chỉ huy lực lượng tiến xuống phía nam nhằm tạo thế “gọng kìm” hòng tiêu diệt quân chủ lực của ta.
- Trần Quốc Tuấn ra lệnh rút lui để củng cố lực lượng, chuẩn bị phản công tiêu diệt địch.
- Kế hoạch bắt sống vua Trần và diệt quân chủ lực của ta thất bại, Thoát Hoan rút quân về Thăng Long chờ tiếp viện. Từ đó, rơi vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.
- Tháng 5 – 1285, quân Trần phản công đánh bại quân giặc ở Tây Kết, Hàm Từ, Chương Dương, tiến vào giải phóng Thăng Long.
- Quân Tống tháo chạy bị nhà Trần phục kích chặn đánh, vua Trần đem quân chặn đánh đạo quân của Toa Đô ở Tây Kết.
b. Kết quả:
- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
- Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
II – CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1287 – 1288)1.1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt
- Vua Nguyên đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung lực lượng quyết tâm đánh bại Đại Việt để trả thù.
- Quân Tống huy động quân đội đông đảo, nhiều tướng giỏi cho cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ 3.
- Vua Trần huy động nhân dân chuẩn bị đánh giặc.
- Cuối tháng 12/1287, quân Nguyên tiến vào nước ta theo hai đường:
+ Quân bộ: do Thoát Hoan chỉ huy vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang, chiếm đóng Vạn Kiếp.
+ Quân thủy do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào nước ta, ngược sông Bạch Đằng kéo về Vạn Kiếp.
1.2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ- Quân của Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
- Lợi dụng quân của Ô Mã Nhi kéo về Vạn Kiếp, Trần Khánh Dư bố trí trận địa mai phục.
- Khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ tiến qua Vân Đồn bị quân của Trần Khánh Dư từ nhiều phía đổ ra tấn công.
=> Kết quả: phần lớn thuyền lương của địch bị đắm số còn lại bị quân Trần chiếm.
1.3. Chiến thắng Bạch Đằnga. Diễn biến:
- Tháng 1 – 1288, Thoát Hoan cho quân tiến vào chiếm đóng Thăng Long, nhà Trần thực hiện chủ trương: vườn không nhà trống.
- Quân Tống tiến đánh các căn cứ của quân Trần, đuổi bắt vua Trần nhưng thất bại.
- Nhiều nơi quân Tống chiếm đóng bị quân ta chiếm lại, quân Tống rơi vào thế bị động và dần dần cạn kiệt lương thực.
- Thoát Hoan quyết định rút quân từ Thăng Long lên Vạn Kiếp, rồi rút quân về nước theo hai đường thủy, bộ.
- Vua Trần quyết định mở cuộc phản công, bố trí trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng.
- Đầu tháng 4/1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy có kị binh hộ tống rút về theo đường sông Bạch Đằng.
- Khi quân Tống tiến gần trận địa mai phục quân Trần cho một số thuyền ra khiêu khích rồi giả vờ thua chạy.
- Quân Tống đuổi theo lọt vào trận địa mai phục đúng lúc nước triều rút nhanh, quân Trần đổ ra đánh. Bị đánh bất ngờ quân giặc hốt hoảng tháo chạy ra biển, quân giặc bị đánh tan tác.
b. Kết quả:
- Toàn bộ thủy binh của giặc bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
- Quân bộ từ Vạn Kiếp rút về nước bị quân ta tập kích tiêu diệt.
- Cuộc kháng chiến chông quân Nguyên lần ba kết thúc thắng lợi.
IV – NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊNa. Những nguyên nhân chính của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông của quân và dân ta:
- Nhân dân ta có tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng, dũng cảm chiến đấu chống giặc.
- Nhà Trần có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc kháng chiến, xây dựng tình đoàn kết, gắn bó giữa triều đình với nhân dân.
- Quý tộc nhà Trần chủ động giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ vương triều, tạo nên hạt nhân của khối đại đoàn kết dân tộc
- Nhà Trần có nhiều vua tài, tướng giỏi, có tài chỉ huy quân sự đặc biệt là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo biết tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu của giặc.
b. Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, đánh bại kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ.
- Bảo vệ nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.
- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân.
- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
- Để lại bài học quý giá, củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Góp phần ngăn chặn cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính châu Á của Hốt Tất Liệt.
B. Trắc nghiệmCâu 1: Âm mưu của Mông Cổ trong chiến tranh xâm lược Đại Việt lần 1 là gì?
A. Xâm lược Đại Việt để giải quyết những khó khăn trong nước.
B. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Nam Tống.
C. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Cham-pa.
D. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công các nước phía nam Đại Việt.
Năm 1257, quân Mông Cổ tấn công vào Nam Tống nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc. Để đạt được mục đích đó vua Mông Cổ cho quân xâm lược Đại Việt, rồi từ đây đánh thẳng lên phía Nam TQ, phối hợp với cánh quân từ phía Bắc xuống tạo thế gọng kìm bao vây Nam Tống.
Đáp án đúng là: B
Câu 2: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào?
A. Trả lại thư ngay.
B. Vội vàng xin giảng hòa.
C. Bắt giam sứ giả vào ngục.
D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ.
Đáp án đúng là: C
Câu 3: Trước nguy cơ bị quân Mông xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào?
A. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.
B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến.
C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa.
D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải.
Ngay khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, thành lập các đội dân binh, ngày đêm luyện tập võ nghệ. Điều này thể hiện quyết tâm chống giặc của vua tôi nhà Trần.
Đáp án đúng là: A
Câu 4: Câu nói “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là của ai?
A. Trần Quốc Toản.
B. Trần Thủ Độ.
C. Trần Quang Khải.
D. Trần Quốc Tuấn.
Đáp án đúng là: D
Câu 5: Chủ trương đánh giặc nào được nhà Trần thực hiện trong cả ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
A. Tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc.
B. Chặn đánh ngay từ khi quân giặc vừa tiến vào nước ta.
C. Thực hiện chủ trương: “vườn không nhà trống”
D. Kiên quyết giữ Thăng Long, đào chiến lũy để chống giặc.
Trong cả 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên nhà Trần đều thực hiện “vườn không nhà trống”, tạm rút khỏi kinh thành Thăng Long. Với kế sách này, ta đã khoét sâu điểm yếu chí tử của quân xâm lược là chinh chiến xa, công tác hậu cần khó khăn; nếu chiến tranh kéo dài thì địch càng khó khăn gấp bội, sức mạnh chiến đấu suy giảm. Chiến lược này đã đẩy quân Mông Cổ vào tình thế khó khăn vì thiếu lương thực.
Đáp án đúng là: C
Câu 6: Trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất là:
A. Trận Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai).
B. Trận Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam).
C. Trận Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố Hàng Than – Hà Nội).
D. Trận Bạch Đằng.
Khi lực lượng quân Mông Cổ đã suy yếu, quân đội nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ thua to, phải tháo chạy khỏi thành Thăng Long.
Đáp án đúng là: C
Câu 7: Ai là người được giao trọng trách Quốc công tiết chế chỉ huy cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?
A. Trần Quốc Tuấn
B. Trần Quốc Toản
C. Trần Quang Khải
D. Trần Khánh Dư
Đáp án đúng là: A
Câu 8: Địa danh nào gắn liền với những chiến công hiển hách của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?
A. Bình Than, Đông Bộ Đầu, Vạn Kiếp.
B. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương.
C. Thiên Trường, Thăng Long.
D. Bạch Đằng.
Lợi dụng lúc quân Nguyên rơi vào thế bị động nhà Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi nhue Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương và tiến về giải phóng Thăng Long.
Đáp án đúng là: B
Câu 9: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên?
A. Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và luôn tích cực, chủ động tham gia kháng chiến.
B. Nội bộ tầng lớp lãnh đạo nhà Trần đoàn kết và có sự chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.
C. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đsung đắn, sáng tạo và có những danh tướng tài ba.
D. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần đều được nhân dân Cham-pa giúp sức.
Cham-pa không giúp sức mà còn liên kết với quân Tống, tiến hành chiến tranh xâm lược vào phía Nam nước ta.
Đáp án đúng là: D
Câu 10: Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên?
A. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới.
B. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
C. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc.
D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá trong nghệ thuật đánh giặc.
Mặc dù đánh bại quân Mông – Nguyên, một đội quân hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, nhưng Việt Nam vẫn là một nước nhỏ, vẫn liên tục bị các nước xung quanh nhòm nghó, xâm lược.
Đáp án đúng là: A