Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII - Lịch sử 7
I – NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
1.1. Nhà Lý sụp đổ
- Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu.
+ Chính quyền không chăm lo đến đời sống nhân dân, quan lại ra sức ăn chơi, sa đọa.
+ Thiên tai, mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.
+ Đời sống nhân dân vô cùng khổ cực.
+ Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.
+ Các thế lực phong kiến nổi lên tranh giành quyền lực, chống phá triều đình.
- Trước tình hình đó nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn => Từ đó tạo điều kiện cho nhà Trần lên nắm quyền.
- Tháng 12/1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, nhà Lý sụp đổ và nhà Trần chính thức lên nắm quyền.
1.2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền- Năm 1226, nhà Trần được thành lập.
- Bộ máy quan lại thời Trần về cơ bản vẫn giống thời Lý, được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
- Trung ương:
+ Đứng đầu là vua, thực hiện chế độ Thái thượng hoàng.
+ Các chức đại thần văn, võ do người họ Trần nắm giữ.
+ Đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ và một số chức quan: Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,..
+ Quý tộc họ Trần được phong vương, ban thái ấp, quan lại được cấp bổng lộc.
- Địa phương:
+ Cả nước chia làm 12 lộ, dưới lộ là phủ, rồi đến huyện, châu, xã.
- Địa phương
- Nhà Trần chú trọng đến pháp luật, ban hành Quốc triều hình luật về cơ bản giống thời Lý nhưng được bổ sung thêm.
- Pháp luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất.
- Cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện.
+ Đặt cơ quan thẩm hình viện.
+ Để chuông ở điện Long Trì cho nhân dân kêu oan.
II – NHÀ TRẦN XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ1.1. Nhà trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng
- Nhà Trần tổ chức lại quân đội, củng cố quốc phòng.
- Quân đội gồm có: cấm quân và quân ở các lộ.
- Ở các làng, xã có hương binh, ngoài ra còn có quân đội của các vương hầu.
- Quân đội được tuyển chọn theo chính sách “ngự binh ư nông” theo chủ trương “Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông”.
- Quân đội được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên.
- Vua Trần thường đi tuần tra, cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữ các vị trí hiểm yếu.
1.2. Phục hồi và phát triển kinh tế.- Nhà Trần thực hiện nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế.
a. Nông nghiệp:
+ Đẩy mạnh khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích đất canh tác.
+ Cho phép vương hầu lập điền trang.
+ Chú trọng thủy lợi, đặt chức Hà đê sứ.
→ Với những biện pháp như trên nền nông nghiệp nước nhà nhanh chóng được phục hồi và phát triển.
b. Thủ công nghiệp:
+ Các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt, chế tạo vũ khí.
+ Thủ công nghiệp trong nhân dân có nhiều nghành nghề như làm giấy, đúc đồng, khắc ván in,..
c. Thương nghiệp:
+ Xây dựng nhiều chợ làng, xã.
+ Kinh thành Thăng Long có 61 phố phường.
+ Ngoại thương phát triển.
B. Trắc nghiệmCâu 1: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân kkiến nhà Lý sụp đổ?
A. Chính quyền không chăm lo đến đời sông nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa.
B. Hạn hán, lụt lội, mất mùa liên tiếp xảy ra, đời sống nhân dân cực khổ. Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi.
C. Quân Tống tiến công xâm lược nước ta và lật đổ nhà Lý.
D. Các thế lực phong kiến địa phương nổi dậy chống lại triều đình.
Nội dung:
Bấy giờ nhà Tống cũng bước vào thời kỳ suy yếu và đứng trước nguy cơ xâm lược của Mông Cổ. Nguyên nhân chính khiến nhà Lý sụp đổ xuất phát từ bên trong.
+ Chính quyền không chăm lo đến đời sông nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa.
+ Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi.
+ Các thế lực phong kiến địa phương nổi dậy chống lại triều đình.
Đáp án đúng là: C
Câu 2: Nhà Trần được thành lập năm bao nhiêu?
A. Năm 1225.
B. Năm 1226.
C. Năm 1227.
D. Năm 1228.
- Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu. Các thế lực phong kiến nổi dậy chống lại triều đình. Nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.
- Năm 1226, vua Lý Chiêu Hoàng phải nhường ngôi cho Trần Cảnh => Nhà Trần được thành lập.
Đáp án đúng là: B
Câu 3: Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì?
A. Chế độ Thái thượng hoàng.
B. Chế độ lập Thái tử sớm.
C. Chế độ nhiều Hoàng hậu.
D. Chế độ Nhiếp chính vương.
Thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng. Các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng với vua (con) quản lý đất nước.
Đáp án đúng là: A
Câu 4: Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào?
A. Trung ương tập quyền.
B. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền.
C. Vua nắm quyền tuyệt đối.
D. Phong kiến phân quyền.
Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tập trung cao độ dựa trên nền tang quý tộc họ Trần.
+ Đứng đầu là vua, nắm mọi quyền hành.
+ Thực hiện chế độ Thái thượng hoàng, cùng vua (con) cai quản đất nước.
+ Các chức đại thần văn, võ phần lớn do người họ Trần nắm giữ.
+ Cả nước chia làm 12 lộ, dưới lộ là phủ, châu, huyện, xã.
Đáp án đúng là: A
Câu 5: Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi, phát triển sản xuất?
A. Tích cực khai hoang.
B. Đắp đê, đào sông, nạo vét kênh.
C. Lập điền trang.
D. Tích cực khai hoang, lập điền trang, đắp đê, đào sông, nạo vét kênh.
Đáp án đúng là: D
Câu 6: Quân đội nhà Trần được tổ chức theo chủ trương nào?
A. Lực lượng càng đông càng tốt.
B. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.
C. Chỉ tuyển chọn những người thật tài giỏi.
D. Chỉ sử dụng quân đội của các vương hầu họ Trần.
Đáp án đúng là: B
Câu 7: Điền trang là gì?
A. Đất của công chúa, phò mã, vương hầu do nông nô khai hoang mà có.
B. Đất của vua và quan lại do bắt nông dân khai hoang mà có.
C. Đất của địa chủ, vương hầu do chiếm đoạt của dân mà có.
D. Là ruộng đất công của Nhà nước cho nông dân thuê cày cấy.
Điền trang là vùng đất các vương hầu, công chúa, phò mã chiêu tập dân phiêu tán làm nô tì để khai khẩn ruộng đất hoang.
Đáp án đúng là: A
Câu 8: Tình hình thương nghiệp nước ta dưới thời Trần như thế nào?
A. Nhà nước cấm buôn bán, họp chợ.
B. Buôn bán trong nước phát triển, buôn bán với nước ngoài chưa hình thành.
C. Buôn bán trong nước và với nước ngoài đều phát triển.
D. Nhà nước khuyến khích họp chợ nhưng hạn chế ngoại thương.
Tình hình thương nghiệp nước ta dưới thời Trần:
+ Các làng, xã chợ mọc lên ngày càng nhiều, kinh thành Thăng Long trở thành trung tâm buôn bán nổi tiếng lúc bấy giờ.
+ Buôn bán với thương nhân nước ngoài cũng phát triển nhất là ở các cửa biển Hội Thống, Vân Đồn.
Đáp án đúng là: C
Câu 9: Các xưởng thủ công nhà nước không sản xuất những mặt hàng gì?
A. Chế tạo vũ khí, đóng thuyền.
B. Khai thác vàng, đúc đồng.
C. Đồ tơ lụa, quần áo cho vua quan.
D. Đúc tiền.
+ Nhà Lý lập các xưởng thủ công nhà nước chuyên thực hiện việc đúc tiền, chế tạo vũ khí, chiến thuyền và các đồ tơ lụa, quần áo cho vua quan.
+ Các xưởng thủ công nhà nước thường tập trung các thợ giỏi nhất trong nước.
+ Nghề khai thác vàng, đúc đồng chủ yếu do nhân dân thực hiện.
Đáp án đúng là: B
Câu 10: Bộ luật nào được ban hành dưới thời Trần?
A. Hình thư
B. Hình luật
C. Luật Hồng Đức
D. Hoàng Việt luật lệ
Năm 1341, vua Trần Dụ Tông sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu biên soạn và ban hành bộ Hình luật. Bộ luật này cũng giống như bộ luật thời Lý nhưng được bổ sung thêm.
Đáp án đúng là: B