Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước - Lịch sử 7
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi.
- Năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua => Nhà Lý được thành lập.
- Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô về Đại La và đổi tên thành là Thăng Long.
- Thời Lý, Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là thành thị có quy mô lớn trong khu vực và thế giới.
- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt, thiết lập chính quyền quân chủ chuyên chế.
* Tổ chức bộ máy nhà nước:
- Trung ương:
+ Vua đứng đầu nhà nước và nắm mọi quyền hành.
+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần, quan văn và quan võ.
- Địa phương:
+ Chia cả nước thành 24 lộ, phủ (châu).
+ Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.
a. Luật pháp:
- Năm 1042, ban hành bộ luật Hình thư.
- Luật pháp quy định chặt chẽ:
+ Bảo vệ vua, cung điện, xem trong việc bảo vệ của công và tài sản cá nhân.
+ Bảo vệ sức kéo và sản xuất nông nghiệp.
+ Xử phạt nghiêm khắc những người phạm tội.
b. Quân đội:
- Gồm 2 bộ phận:
+ Cấm quân: bảo vệ vua và kinh thành.
+ Quân địa phương: canh phòng ở các lộ, phủ, tham gia chiến đấu và sản xuất.
- Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.
- Có quân bộ và quân thủy kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo, trang bị vũ khí.
- Gả các công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc miền núi, trấn áp những người có ý định tách khỏi Đại Việt.
c. Đối ngoại:
+ Giữ quan hệ hòa hiếu với nhà Tống.
+ Dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa.
B. Trắc nghiệmCâu 1: Nhà Lý được thành lập năm bao nhiêu?
A. 1008
B. 1009
C. 1010
D. 1011
Năm 1009, Lê Long Đĩnh mất, triều thần nhà Lê tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, nhà Lý được thành lập.
Đáp án đúng là: B
Câu 2: Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?
A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.
B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.
C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.
D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.
Nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long bởi: Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.
Đáp án đúng là: D
Câu 3: Kinh thành Thăng Long được bao vây bởi một vòng thành ngoài cùng được gọi là:
A. Cấm thành
B. La thành
C. Hoàng thành
D. Vi thành
Đáp án đúng là: B
Câu 4: Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt năm bao nhiêu?
A. Năm 1010.
B. Năm 1045.
C. Năm 1054.
D. Năm 1075.
Đáp án đúng là: C
Câu 5: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là:
A. Hình thư
B. Gia Long
C. Hồng Đức
D. Cả 3 đều sai
Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là bộ Hình thư, được ban hành năm 1042.
Đáp án đúng là: A
Câu 6: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?
A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.
B. Trâu, bò là động vật quý hiếm.
C. Trâu, bò là động vật linh thiêng.
D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Nhà Lý nghiêm cấm việc giết hại trâu, bò để bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp, phát triển sản xuất.
Đáp án đúng là: D
Câu 7: Nhà Lý có chính sách gì đối với miền biên viễn?
A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trường dân tộc miền núi.
B. Gả các công chúa và phong tước cho các từ trưởng miền núi.
C. Cho các từ trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.
D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.
Đối với vùng biên viễn vua lý gả các công chúa và phong tước cho các từ trưởng miền núi để kết thân với các từ trưởng miền núi và củng cố khối đoàn kết dân tộc.
Đáp án đúng là: B
Câu 8: Nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc gì trong khi duy trì mối bang giao với các nước láng giềng?
A. Hòa hảo thân thiện.
B. Đoàn kết tránh xung đột
C. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
D. Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa.
Chọn đáp án: C
Giải thích: Nhà Lý luôn ưu tiên cho việc giữ quan hệ hòa hào với các nước láng giềng. Tuy nhiên, nguyên tắc không thay đổi trong chính sách ngoại giao của nhà Lý là giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Bta kì nước nào có ý định xâm phạm chủ quyền của Đại Việt nhà Lý đều kiên quyết chống trả.
Câu 9: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”?
A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.
B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.
C. Giảm bớt ngân qũy chi cho quốc phòng.
D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Chính sách “ngụ binh ư nông” – gửi binh ở nhà nông có tác dụng đảm bảo lực lượng tham gia sản xuất trong thời bình nhưng khi có chiến tranh hay bất cứ khi nào triều đình cần đều có thể đáp ứng ngay.
Câu 10: Cấm quân là:
A. quân phòng vệ biên giới.
B. quân phòng vệ các lộ.
C. quân phòng vệ các phủ.
D. quân bảo vệ Vua và Kinh thành.
Chọn đáp án: D
Giải thích: (SGK – 37)