Trang chủ > Lớp 7 > Giải SBT Công nghệ 7 > Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt - trang 13 SBT Công nghệ 7

Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt - trang 13 SBT Công nghệ 7

Bài 1 trang 13 SBT Công nghệ 7: Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:

Bài 1.1 trang 13 SBT Công nghệ 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt là:

A. Làm cho đất tốt, tăng sản lượng nông sản.

B. Tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng nông sản.

C. Làm cho đất phì nhiêu, tăng khả năng kháng sâu, bệnh cho cây trồng, nông sản có chất lượng tốt.

D. Cây trồng năng suất cao, nông sản có chất lượng tốt.

Trả lời:

Đáp án đúng là B. Tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng nông sản.

Bài 1.2 trang 13: Phân bón có 3 loại là:

A. Phân xanh, phân đạm, phân vi lượng.

B. Phân chuồng, phân hóa học, phân xanh.

C. Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh.

D. Phân đạm, phân lân, phân kali.

Trả lời:

Đáp án đúng là C. Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh.

Bài 1.3 trang 13: Phân vi sinh là loại phân bón:

A. Chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm.

B. Chứa vi sinh vật chuyển hóa lân.

C. Phân hủy xác sinh vật.

D. Chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm và lân.

Trả lời:

Đáp án đúng là D. Chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm và lân.

Bài 2 trang 13: Trong trồng trọt, gia đình em hiện nay thường dùng nhưng loại phân bón nào? Loại phân bón nào gia đình tự tạo ra được? Loại phân bón nào thường phải mua? Nếu sau thu hoạch lúa, lấy rơm, rạ ủ cho nát mục đem bón được không, nó thuộc loại phân bón nào?

Trả lời:

- Trong trồng trọt, gia đình em thường sử dụng các loại phân bón:

+ Phân chuồng: phân lợn và rác độn.

+ Phân lân

+ Phân đạm

+ Phân kali

+ Nước tiểu

- Phân bón do gia đình tự tạo là:

+ Phân chuồng

+ Nước tiểu

- Phân bón thường phải mua là:

+ Phân lân

+ Phân đạm

+ Phân kali

- Sau thu hoạch lúa, lấy rơm, rạ, ủ cho mục nát đem bón lót, nhất là ruộng lúa nước, có hiệu quả rất tốt. Loại phân này có thể gọi là phân hữu cơ.

Bài 3 trang 14: Em thấy các loại rau (rau cải, rau xà lách…) được bón phân đạm đầy đủ hoặc không được bón, chúng khác nhau như thế nào? Nước tiểu của người, vật nuôi được pha loãng tưới cho rau, rau tốt tươi, nhưng nếu để nguyên (không pha loãng) đem tưới vào gốc cây rau thường làm cho cây héo hoặc có thể chết, em hãy giải thích vì sao. Nước tiểu của người và vật nuôi thuộc loại phân nào?

Trả lời:

- Các loại rau (rau cải, xà lách…) được bón phân đạm đầy đủ sẽ sinh trưởng nhanh (cao, to, xanh, non); nếu không được bón phân đạm, các loai rau sẽ sinh trưởng chậm (thấp, nhỏ, vàng, già).

- Dùng nước tiểu của người, vật nuôi pha loãng tưới cho cây, cây sẽ phát triển tốt; nhưng nếu để đậm đặc dùng để tưới cây, cây sẽ chết vì tỉ lệ đạm quá cao.

- Nước tiểu của người và vật nuôi thuộc loại phân hữu cơ.

Bài 4 trang 14: Quan sát hình 6 SGK Công nghệ 7, em hãy cho biết mỗi mũi tên diễn đạt điều gì?

Trả lời:

- Từ “phân bón”, có 3 mũi tên theo hướng:

+ Mũi tên theo hướng sang trái diễn đạt: phân bón có vai trò nâng cao năng suất trồng trọt.

+ Mũi tên theo hướng sang phải diễn đạt: phân bón có vai trò nâng cao chất lượng sản phẩm trồng trọt.

+ Mũi tên theo hướng xuống diễn đạt: phân bón chỉ có vai trò khi có cách bón hợp lí.

- Từ “bón phân”:

+ Có 2 mũi tên to theo hướng:

* Lên phía trái diễn đạt: bón phân hợp lí, năng suất trồng trọt sẽ tăng

* Lên phía phải diễn đạt: bón phân hợp lí, chất lượng sản phẩm trồng trọt sẽ tăng.

+ Có 2 mũi tên nhỏ dưới cùng diễn đạt: bón phân có tác dụng cải tạo đất, làm cho đất kém phì nhiêu trở thành đất phì nhiêu.

Vậy muốn tăng năng suất trồng trọt và chất lượng sản phẩm trồng trọt cần có phân bón, đồng thời phải có cách bón hợp lí.