Trang chủ > Lớp 7 > Giải SBT Công nghệ 7 > Bài 22: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng - trang 31 SBT Công nghệ 7

Bài 22: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng - trang 31 SBT Công nghệ 7

Bài 1 trang 31 SBT Công nghệ 7: Điền các từ, cụm từ: đời sống và sản xuất (1), môi trường (2), chọn (3), trắng (4) vào (a, b, c) trong câu sau:

Rừng và trồng rừng có vai trò to lớn trong việc bảo vệ và cải tạo (a), phục vụ tích cực cho (b). Ở nước ta chỉ sử dụng cách khai thác (c).

Trả lời:

a – 2; b – 1; c – 4

Rừng và trồng rừng có vai trò to lớn trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường, phục vụ tích cực cho đời sống và sản xuất. Ở nước ta chỉ sử dụng cách khai thác trắng.

Bài 2 trang 31,32 SBT Công nghệ 7: Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:

Bài 2.1 trang 31: Vai trò của rừng là:

A. Bảo vệ môi trường, chống rửa trôi, chống xói mòn, phục vụ du lịch.

B. Bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, phục vụ du lịch.

C. Bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, phục vụ nhu cầu văn hóa, xã hội.

D. Bảo vệ môi trường, làm sạch không khí, phục vụ nhu cầu văn hóa, xã hội.

Trả lời:

Đáp án đúng là C. Bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, phục vụ nhu cầu văn hóa, xã hội.

Bài 2.2 trang 31: Nhiệm vụ của trồng rừng sản xuất là:

A. Lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu.

B. Lấy nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nghiên cứu khoa học, du lịch và xuất khẩu.

C. Lấy nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, cải tạo đất rừng và nghiên cứu khoa học.

D. Lấy nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống và nghiên cứu khoa học.

Trả lời:

Đáp án đúng là A. Lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu.

Bài 2.3 trang 32: Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ là:

A. Phòng hộ đầu nguồn, lấy nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và đời sống, chắn sóng biển.

B. Phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng ven biển để chắn gió bão, chống cát bay, cải tạo bãi cát, chắn sóng biển.

C. Phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn thiên nhiên và môi trường, chắn gió bão, chống cát bay, chắn sóng biển.

D. Phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn thiên nhiên và môi trường, phục vụ đời sống và sản xuất, chắn sóng biển.

Trả lời:

Đáp án đúng là B

Bài 2.4 trang 32: Nhiệm vụ của trồng rừng đặc dụng là:

A. Xây dựng và bảo vệ vườn quốc gia để lấy nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và đời sống; nghiên cứu khoa học, văn hóa, lịch sử và du lịch.

B. Xây dựng và bảo vệ vườn quốc gia để bảo tồn thiên nhiên và môi trường, phục vụ đời sống, nghiên cứu khoa học, văn hóa, lịch sử và du lịch.

C. Xây dựng và bảo vệ vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và môi trường rừng để nghiên cứu khoa học, văn hóa, lịch sử và du lịch.

D. Xây dựng và bảo vệ vườn quốc gia để lấy nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và đời sống; nghiên cứu khoa học, văn hóa, lịch sử và du lịch.

Trả lời:

Đáp án đúng là C

Bài 3 trang 32,33: Đánh dấu (x) xác định nhiệm vụ chính của các loại rừng vào ô trống theo mẫu bảng sau:

Nhiệm vụRừng đầu nguồnRừng ven biểnRừng sản xuấtRừng đặc dụng
Chắn gió
Chắn cát di chuyển
Thải oxi
Tiêu thụ cacbonic
Điều hòa dòng nước
Cung cấp lâm sản
Bảo tồn nguồn gen
Phục vụ du lịch

Trả lời:
Nhiệm vụRừng đầu nguồnRừng ven biểnRừng sản xuấtRừng đặc dụng
Chắn gióxx
Chắn cát di chuyểnx
Thải oxixxx
Tiêu thụ cacbonicxxx
Điều hòa dòng nướcx
Cung cấp lâm sảnx
Bảo tồn nguồn genx
Phục vụ du lịchx

Bài 4 trang 33: Điền một số vai trò chính của rừng và trồng rừng vào ô trống theo mẫu sơ đồ sau:

Bài 4 trang 33 SBT Công nghệ 7 ảnh 1

Trả lời:

Một số vai trò chính của rừng và trồng rừng như sau:

Bài 4 trang 33 SBT Công nghệ 7 ảnh 1

Bài 5 trang 33: Quan sát hình 35 SGK Công nghệ 7, em có nhận xét gì về diện tích rừng tự nhiên và rừng trên cạn trong khoảng 52 năm (từ năm 1943 đến 1995)? Để khôi phục lại rừng, theo em chúng ta phải làm gì?

Trả lời:

* Nhận xét về diện tích rừng tự nhiên và rừng trên cạn trong khoảng 52 năm (từ năm 1943 đến 1995):

- Xét về rừng tự nhiên: từ năm 1945 đến năm 1995 bị mất đi gần một nửa.

- Xét về diện tích rừng trên cạn: từ năm 1945 đến năm 1995, rừng mất đi gần như hết, chỉ còn đất trống, đồi trọc.

=> Tóm lại, sau 52 năm, diện tích rừng mất gần hết, chỉ còn đất trống, đồi trọc.

Do chỉ còn đồi trọc nên bão lũ ngày càng tăng, nắng là khô hạn, mưa là lũ lụt, mưa nhiều là lũ quét, gây sạt lở núi, hại tài sản, người và gia súc, gây nghèo đói.

* Để khôi phục lại rừng, theo em:

- Cấp quốc gia cần có chủ trương chính sách khôi phục lại rừng đã mất. Người người, nhà nhà phải tham gia trồng cây gây rừng, kiên quyết bảo vệ rừng còn lại. Trước mắt là khôi phục lại rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng đầu nguồn. Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng. Trồng rừng sản xuất để lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu.