Trang chủ > Lớp 7 > Giải SBT Công nghệ 7 > Bài 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn giống cây trồng - trang 17 SBT Công nghệ 7

Bài 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn giống cây trồng - trang 17 SBT Công nghệ 7

Bài 1 trang 17,18 SBT Công nghệ 7: Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:

Bài 1.1 trang 17 SBT Công nghệ 7: Vai trò của giống cây trồng là:

A. Tăng thêm vụ trong năm, tăng năng suất cây trồng, tăng cơ cấu cây trồng trên một đơn vị diện tích.

B. Tăng thêm vụ trong năm và nâng cao chất lượng của các nông sản.

C. Tăng thêm vụ trong năm, tăng cơ cấu cây trồng trên một đơn vị diện tích.

D. Tăng năng suất và chất lượng nông sản, tăng thêm vụ trong năm.

Trả lời:

Đáp án đúng là A. Tăng thêm vụ trong năm, tăng năng suất cây trồng, tăng cơ cấu cây trồng trên một đơn vị diện tích.

Bài 1.2 trang 17: Những tiêu chuẩn được dùng để đánh giá một giống cây trồng tốt là:

A. Sinh trưởng mạnh; chất lượng tốt; chống, chịu được sâu bệnh; phù hợp với khí hậu, đất đai và trình độ canh tác.

B. Năng suất cao; chống chịu sâu, bệnh tốt; phù hợp với khí hậu, đất đai và trình độ canh tác.

C. Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương; năng suất cao và ổn định; chất lượng tốt; chống, chịu được sâu bệnh.

D. Sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định; chống, chịu được sâu bệnh; phù hợp với khí hậu, đất đai và trình độ canh tác.

Trả lời:

Đáp án đúng là C. Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương; năng suất cao và ổn định; chất lượng tốt; chống, chịu được sâu bệnh.

Bài 1.3 trang 17: Các phương pháp chọn tạo giống cây trồng là:

A. Chọn lọc, lai, gây đột biến và nuôi cấy mô.

B. Chọn lọc, lai và nuôi cấy mô.

C. Chọn lọc và nuôi cấy mô.

D. Chọn lọc, gây đột biến và nuôi cấy mô.

Trả lời:

Đáp án đúng là A. Chọn lọc, lai, gây đột biến và nuôi cấy mô.

Bài 1.4 trang 18: Nội dung quy trình của phương pháp nuôi cấy mô là:

A. Lấy mô hoặc tế bào, đem trồng vào trong ống nghiệm; chọn lọc để tạo giống mới.

B. Lấy mô hoặc tế bào, nuôi nhân tạo; cây ra mầm; đem trồng và chọn lọc để có giống mới.

C. Lấy mô hoặc tế bào, nuôi cấy cho ra mầm non; chọn lọc để tạo giống mới.

D. Lấy mô hoặc tế bào, nuôi nhân tạo; chọn lọc mầm tốt để tạo giống mới.

Trả lời:

Đáp án đúng là B. Lấy mô hoặc tế bào, nuôi nhân tạo; cây ra mầm; đem trồng và chọn lọc để có giống mới.

Bài 2 trang 18: Sử dụng giống mới có những lợi ích gì cho sản xuất nông nghiệp?

Trả lời:

Những lợi ích khi sử dụng giống mới trong sản xuất nông nghiệp:

- Làm tăng năng suất cây trồng.

- Làm tăng chất lượng sản phẩm trồng trọt.

- Giúp thay đổi cơ cấu cây trồng.

- Sử dụng giống mới có thời gian sinh trưởng ngắn làm tăng vụ gieo trồng.

Bài 3 trang 18: Từ thông tin mục III bài 10, SGK Công nghệ 7, em có thể suy ra lợi ích cơ bản của phương pháp chọn lọc, gây đột biến, nuôi cấy mô và lai tạo là gì? Trong các phương pháp trên, phương pháp nào tạo ra giống mới? Phương pháp nào tạo được nhiều cây giống có tính đồng đều để đưa vào sản xuất?

Trả lời:

- Lợi ích cơ bản của phương pháp chọn lọc:

+ Duy trì đặc điểm tốt của giống

+ Phát hiện đặc điểm tốt mới xuất hiện

+ Loại bỏ đặc điểm xấu, cá thể xấu

- Lợi ích cơ bản của phương pháp gây đột biến:

+ Tạo ra đặc điểm mới mà giống cũ không có

+ Thời gian nhanh

- Lợi ích cơ bản của nuôi cấy mô:

+ Tạo cây giống nhanh

+ Tạo cây giống đồng đều

+ Tạo được giống sạch bệnh

- Lợi ích cơ bản của lai giống:

+ Định hướng được tiêu chuẩn giống mới sẽ có.

+ Dễ thực hiện

+ Con lai có ưu thế hơn.

- Trong các phương pháp chọn lọc, gây đột biến, nuôi cấy mô, lai tạo thì phương pháp gây đột biến và lai tạo là tạo được giống mới mà trong tự nhiên chưa có. Phương pháp nuôi cấy mô tạo được nhiều cây giống có tính đồng đều.