Bài 12: Sâu, bệnh hại cây trồng - trang 20 SBT Công nghệ 7
Bài 1 trang 20,21 SBT Công nghệ 7: Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:
Bài 1.1 trang 20 SBT Công nghệ 7: Khi bị sâu, bệnh phá hoại, cây trồng có những biểu hiện là:
A. Sinh trưởng, phát triển kém, năng suất không cao.
B. Sinh trưởng kém, năng suất giảm sút, cây còi cọc.
C. Chất lượng nông sản giảm, năng suất thấp, cây phát triển yếu.
D. Sinh trưởng, phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm.
Trả lời:
Đáp án đúng là D. Sinh trưởng, phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm.
Bài 1.2 trang 20: Côn trùng là lớp động vật thuộc ngành Chân khớp, có đặc điểm cấu tạo cơ thể:
A. Gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng; ngực mang 4 đôi chân, thường có 2 đôi cánh và một đôi râu trên đầu.
B. Gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng; ngực mang 2 đôi chân, thường có 1đôi cánh và hai đôi râu trên đầu.
C. Gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng; ngực mang 3 đôi chân, thường có 2đôi cánh và một đôi râu trên đầu.
D. Gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng; ngực mang 3 đôi chân, thường có 1đôi cánh và hai đôi râu trên đầu.
Trả lời:
Đáp án đúng là C. Gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng; ngực mang 3 đôi chân, thường có 2đôi cánh và một đôi râu trên đầu.
Bài 1.3 trang 20: Biến thái hoàn toàn của côn trùng trải qua các giai đoạn theo thứ tự là:
A. Trứng, sâu trưởng thành, ấu trùng, sâu non.
B. Trứng, sâu non, nhộng, sâu trưởng thành.
C. Trứng, sâu non, sâu trưởng thành, nhộng.
D. Trứng, nhộng, sâu non, sâu trưởng thành.
Trả lời:
Đáp án đúng là B. Trứng, sâu non, nhộng, sâu trưởng thành.
Bài 1.4 trang 20 SBT Công nghệ 7: Biến thái không hoàn toàn của côn trùng trải qua các giai đoạn là:
A. Trứng, nhộng và sâu non.
B. Trứng, nhộng, sâu trưởng thành.
C. Trứng, sâu non, sâu trưởng thành.
D. Trứng, sâu trưởng thành, nhộng.
Trả lời:
Đáp án đúng là C. Trứng, sâu non, sâu trưởng thành.
Bài 1.5 trang 21: Khi bị sâu, bệnh phá hại, biểu hiện thường nhận thấy ở cây trồng là:
A. Màu sắc, cấu tạo thân, rễ, lá, quả, hạt của cây bị thay đổi.
B. Màu sắc, cấu tạo, hình thái các bộ phận của cây bị thay đổi.
C. Màu sắc, cấu tạo hoa, quả, hạt và các bộ phận khác của cây bị thay đổi.
D. Màu sắc, cấu tạo các bộ phận như thân, rễ, lá của cây bị thay đổi.
Trả lời:
Đáp án đúng là B. Màu sắc, cấu tạo, hình thái các bộ phận của cây bị thay đổi.
Bài 2 trang 21: Trình bày đặc điểm của sâu hại cây trồng. Nêu ý nghĩa của việc nắm vững các đặc điểm đó trong trồng trọt.
Trả lời:- Đặc điểm của sâu hại cây trồng:
+ Thuộc lớp Sâu bọ, ngành Chân Khớp.
+ Cơ thể gồm: đầu, ngực, bụng.
+ Ngực mang 3 đôi chân và thường có hai đôi cánh.
+ Đầu có 1 đôi râu.
+ Vòng đời, sinh trưởng có qua biến thái:
* Biến thái hoàn toàn: sâu non từ trứng nở ra khác hoàn toàn sâu trưởng thành (bướm). Ở giai đoạn sâu non chúng phá hại mạnh nhất.
* Biến thái không hoàn toàn: Sâu non từ trứng nở ra gần giống sâu trưởng thành. Ở giai đoạn sâu trưởng thành chúng phá hại mạnh nhất.
+ Bướm trưởng thành thường thích ánh sáng.
- Ý nghĩa của việc nắm vững các đặc điểm của sâu hại:
+ Phát hiện sâu hại phát triển.
+ Có cách diệt phù hợp với từng giai đoạn phát triển của sâu hại.
Bài 3 trang 21: Qua hình 20 SGK Công nghệ 7, hãy phân biệt hậu quả gây hại của sâu và bệnh hại.
Trả lời:Qua các hình dạng lá, thân, củ, quả trong hình 20 SGK Công nghệ 7, nhận thấy hậu quả gây hại của sâu hại khác bệnh hại như sau:
- Sâu hại làm mất từng phần của cơ thể như ăn ngọn non, gãy cành, mất lá, mất hoa, thủng quả.
- Bệnh hại: làm biến dạng cấu tạo và hình thái của thân, lá, hoa, quả (lá, quả bị đốm đen, nâu; thân, cành bị sần sùi); chức năng sinh lí của một số bộ phận của cây bị biến đổi (củ, quả bị thối; quả bị chảy nhựa).
Bài trước: Bài 11: Sản xuất vào bảo quản giống cây trồng - trang 18 SBT Công nghệ 7 Bài tiếp: Bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại - trang 21 SBT Công nghệ 7