Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuôi - trang 47 SBT Công nghệ 7
Bài 1 trang 47 SBT Công nghệ 7: Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:
Bài 1.1 trang 47 SBT Công nghệ 7: Căn cứ vào mục đích chăn nuôi, chọn giống vật nuôi là:
A. Chọn những con vật trưởng thành có đặc điểm tốt giữ lại để làm giống.
B. Chọn những con đực và con cái có đặc điểm tốt giữ lại để làm giống.
C. Chọn những con đực có đặc điểm tốt nhất giữ lại để cho lai giống.
Trả lời:
Đáp án đúng là B. Chọn những con đực và con cái có đặc điểm tốt giữ lại để làm giống.
Bài 1.2 trang 47: Để chọn giống vật nuôi cần căn cứ vào:
A. Khả năng sinh sản của vật nuôi.
B. Khả năng kháng bệnh của vật nuôi.
C. Nhu cầu của thị trường.
D. Mục đích chăn nuôi.
Trả lời:
Đáp án đúng là D. Mục đích chăn nuôi.
Bài 2 trang 48: Điền các phương pháp chọn giống vật nuôi vào ô trống theo mẫu sơ đồ sau:
Trả lời:
Các phương pháp chọn giống vật nuôi gồm có:
Bài 3 trang 48: Điền các biện pháp quản lí giống vật nuôi vào ô trống theo mẫu sơ đồ sau:
Trả lời:
Các biện pháp quản lí giống vật nuôi gồm có:
Bài 4 trang 48: Trong đàn lợn con, người ta chọn vài con to, khỏe về nuôi lấy thịt thì việc đó có phải là chọn giống vật nuôi không?
Trả lời:Trong đàn lợn con, người ta chọn một vài con to, khỏe về nuôi lấy thịt, thì việc đó không thuộc khái niệm chọn giống vật nuôi.
Khái niệm chọn giống vật nuôi là chọn con đực, con cái tốt để tạo đàn con tốt đưa vào sản xuất chứ không phải chọn cá thể đưa vào sản xuất.
Bài 5 trang 48: Phương pháp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra năng suất giống và khác nhau thế nào? Từ những đặc điểm khác nhau đó em thấy phương pháp chọn giống nào xác định được đặc điểm của giống chính xác hơn?
Trả lời:* Sự giống và khác nhau giữa chọn lọc hàng loạt với kiểm tra năng suất là:
- Giống nhau: Đều lựa chọn cá thể tốt trong đàn theo tiêu chí định trước để làm giống.
- Khác nhau:
+ Chọn lọc hàng loạt: Những tiêu chuẩn mà cá thể đạt được có thể do tác động tổng hợp cả yếu tố giống và kĩ thuật nuôi dưỡng, như vậy chưa kiểm tra được đặc điểm của giống một cách chính xác.
+ Kiểm tra năng suất: Các vật nuôi tham gia chọn lọc thường là con của những vật nuôi giống tốt và đã được nuôi trong điều kiện “chuẩn”, nên đặc điểm tốt thu được thực chất là đặc điểm của giống (đặc điểm di truyền).
=> Từ điểm khác nhau của chọn lọc hàng loạt và kiểm tra năng suất cho thấy kiểm tra năng suất chọn được các đặc điểm tốt của giống chính xác hơn.
Bài trước: Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - trang 46 SBT Công nghệ 7 Bài tiếp: Bài 34: Nhân giống vật nuôi - trang 48 SBT Công nghệ 7