Trang chủ > Lớp 7 > Giải SBT Công nghệ 7 > Bài 3: Một số tính chất của đất trồng - trang 9 SBT Công nghệ 7

Bài 3: Một số tính chất của đất trồng - trang 9 SBT Công nghệ 7

Bài 1 trang 9 SBT Công nghệ 7: Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:

Bài 1.1 trang 9 SBT Công nghệ 7: Đất chua có trị số pH là:

A. < 6,5

B. > 6,5

C. Từ 6,5 đến 7,5

D. > 7,7.

Trả lời:

Đáp án đúng là

Bài 1.2 trang 9: Căn cứ để quyết định thành phần cơ giới của đất là:

A. Tỉ lệ % các hạt cát, limon và sét.

B. Tỉ lệ % các hạt mùn, cát và limon.

C. Tỉ lệ % các hạt limon, khoáng và cát.

D. Tỉ lệ % các hạt sét, khoáng và mùn.

Trả lời:

Đáp án đúng là A

Bài 1.3 trang 9: Căn cứ vào độ pH, người ta chia đất thành các loại là:

A. Đất chua, đất sét, đất kiềm.

B. Đất chua, đất cát, đất kiềm.

C. Đất chua, đất sét, đất trung tính.

D. Đất chua, đất trung tính, đất kiềm.

Trả lời:

Đáp án đúng là D

Bài 1.4 trang 9: Đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng là nhờ:

A. Các hạt cát, limon, các hạt khoáng và chất hữu cơ.

B. Các hạt các, limon, sét và chất mùn.

C. Các hạt cát, cát pha và chất khoáng.

D. Các hạt cát, chất khoáng và limon.

Trả lời:

Đáp án đúng là B

Bài 1.5 trang 9: Muốn cây trồng cho năng suất cao phải có đủ các điều kiện:

A. Đất phì nhiêu, chăm sóc tốt, điều kiện thuận lợi và kĩ thuật tốt.

B. Đất phì nhiêu, giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi.

C. Đất phì nhiêu, giống tốt, bón nhiều phân và chăm sóc tốt.

D. Đất phì nhiêu, bón phân đúng kĩ thuật, thời tiết thuận lợi.

Trả lời:

Đáp án đúng là B

Bài 2 trang 9: Điền vào ô trống nội dung thể hiện một số tính chất chính của đất trồng theo mẫu sơ đồ sau:


Trả lời:

Một số tính chất chính của đất trồng:

Bài 3 trang 10: Trình bày những tính chất của đất trồng. Nắm vững tính chất của đất trồng có ý nghĩa gì? Con người có thể làm thay đổi được tính chất của đất trồng không? Cho ví dụ. Thành phần của đất trồng sẽ chi phối tính chất của đất trồng như thế nào?

Trả lời:

Đất trồng có những tính chất cơ bản:

+ Tính chua, kiềm của đất:

Được đo bằng độ pH < 6.5: đất chua.

pH > 7,5: đất kiềm.

pH = từ 6,6 đến 7,5: đất trung tính.

+ Khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng: do các hạt cát, limon, sét và mùn.

+ Có độ phì nhiêu: Khả năng cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây trồng. Đất càng nhiều mùn, độ phì nhiêu càng cao.

- Nắm vững tính chất của đất có ý nghĩa:

+ Cải tạo đất để nâng cao độ phì nhiêu.

+ Tùy tính chất của đất mà sử dụng vào mục đích phù hợp.

Bài 4 trang 10: Phân loại đất thành đất cát, đất sét hay đất chua, đất kiềm là dựa trên cơ sở nào? Mỗi loại đất kể trên có đặc điểm gì?

Trả lời:

- Phân chia đất cát, đất sét là dựa vào thành phần cơ giới của đất hay dựa vào tỉ lệ % các loại hạt trong đất: hạt cát có kích thước từ 0,05 đến 2mm, hạt limon có kích thước từ 0,002 đến 0,05 mm, hạt sét có kích thước nhỏ hơn 0,002mm.

- Phân chia đất chua và kiềm là dựa vào độ pH của đất.

- Mỗi loại đất kể trên có đặc điểm cơ bản:

+ Đất cát: tỉ lệ hạt cát nhiều, hạt sét ít nên giữ nước và giữ chất dinh dưỡng kém.

+ Đất sét: tỉ lệ hạt cát ít, hạt sét nhiều nên giữ nước và chất dinh dưỡng tốt.

+ Đất chua: có độ pH < 6,5.

+ Đất kiềm: có độ pH > 7,5.

Bài 6 trang 10: Trình bày những tiêu chuẩn của đất phì nhiêu. Nếu chưa đạt được những tiêu chuẩn ấy người ta cần phải làm gì?

Trả lời:

- Đất phì nhiêu bảo đảm các tiêu chuẩn:

+ Tơi, xốp.

+ Trung tính.

+ Giữ được nước và chất dinh dưỡng.

+ Có nhiều mùn.

+ Không có chất độc.

- Nếu chưa đạt cần cải tạo bằng các biện pháp như:

+ Chưa tơi, xốp: rút nước, cày phơi ải, bón nhiều phân hữu cơ.

+ Đất chua: Bón vôi hay thân cây chuối, bột đá vôi; đào rãnh tiêu nước.

+ Nghèo chất dinh dưỡng: cần bón phân hữu cơ kết hợp lân, kali, đạm.

Bài 7 trang 10: Ở Việt Nam có đất đồng bằng phẳng; đất đồi núi có loại dốc vừa, có loại rất dốc. Mỗi loại đất trên nên sử dụng thế nào? Loại đất nào vừa sử dụng, vừa cải tạo? Loại đất nào vừa sử dụng, vừa cải tạo, vừa bảo vệ?

Trả lời:

- Đất vùng đồi núi, dốc vừa nên làm ruộng bậc thang để làm giảm xói mòn đất. Tùy khả năng giữ nước của đất mà trồng lúa, màu, cây ăn quả cho phù hợp.

- Loại đất đồng bằng cần vừa sử dụng, vừa cải tạo.

- Loại đất dốc cần vừa sử dụng, vừa cải tạo và bảo vệ: vì qua sử dụng mới thực hiện được cải tạo; vì trồng cây phù hợp mới có cách bón phân, cách canh tác phù hợp làm cho đất ngày càng phì nhiêu, đất dốc dễ bị nước cuốn trôi chất dinh dưỡng nên cần làm bậc ruộng thang, trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh để cản dòng nước, hạn chế xói mòn, giữ được chất dinh dưỡng.