Bài 27: Chăm sóc rừng sau khi trồng - trang 39 SBT Công nghệ 7
Bài 1 trang 39,40 SBT Công nghệ 7: Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:
Bài 1.1 trang 39 SBT Công nghệ 7: Các công việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng là:
A. Làm rào bảo vệ; làm cỏ quanh gốc cây trồng; vun gốc; bón phân; tỉa và dặm cây; tưới nước.
B. Làm rào bảo vệ; phát quang cây hoang dại; làm cỏ quanh gốc cây trồng; xới gốc; vun gốc; bón phân; tỉa và dặm cây.
C. Làm rào bảo vệ; làm cỏ quanh gốc cây trồng; xới đất; vun gốc; tỉa và dặm cây; tưới nước.
D. Làm rào bảo vệ; phát quang cây hoang dại; xới đất; tưới nước; bón phân; tỉa và dặm cây.
Trả lời:
Đáp án đúng là B.
Bài 1.2 trang 39: Thời gian và số lần chăm sóc cây rừng sau khi trồng là:
A. Sau khi trồng cây rừng từ 1 đến 6 tháng phải tiến hành chăm sóc cây liên tục trong 4 năm. Năm thứ nhất và năm thứ hai, mỗi năm chăm sóc từ 1 đến 3 lần. Năm thứ 3 và thứ 4, mỗi năm chăm sóc từ 1 đến 2 lần.
B. Sau khi trồng cây rừng từ 1 đến 9 tháng phải tiến hành chăm sóc cây liên tục trong 4 năm. Năm thứ nhất và năm thứ hai, mỗi năm chăm sóc từ 1 đến 4 lần. Năm thứ 3 và thứ 4, mỗi năm chăm sóc từ 2 đến 3 lần.
C. Sau khi trồng cây rừng từ 1 đến 3 tháng phải tiến hành chăm sóc cây liên tục trong 4 năm. Năm thứ nhất và năm thứ hai, mỗi năm chăm sóc từ 2 đến 3 lần. Năm thứ 3 và thứ 4, mỗi năm chăm sóc từ 1 đến 2 lần.
D. Sau khi trồng cây rừng từ 1 đến 4 tháng phải tiến hành chăm sóc cây liên tục trong 4 năm. Năm thứ nhất và năm thứ hai, mỗi năm chăm sóc từ 1 đến 3 lần. Năm thứ 3 và thứ 4, mỗi năm chăm sóc từ 1 đến 3 lần.
Trả lời:
Đáp án đúng là C
Bài 2 trang 40: Cây rừng vùng đồi núi thường được trồng trên đất dốc, nghèo dinh dưỡng, nhiều cây hoang dại tự do phát triển, nhất là các cây dây leo, do đó rừng sau khi trồng phải được chăm sóc nhiều năm (thường từ 1 đến 4 năm). Bằng hiểu biết của mình, em có thể xác định những yếu tố nào sẽ làm cây kém phát triển hoặc bị chết nếu không được chăm sóc. Từ đó em hãy đề ra các việc phải làm để cây rừng tồn tại và phát triển thành rừng.
Trả lời:- Sau khi trồng, nếu không được chăm sóc, cây rừng kém phát triển hoặc có thể bị chết là do các nguyên nhân sau:
+ Vật nuôi chăn thả giẫm nát hoặc làm gẫy thân cây.
+ Cỏ dại ăn tranh hết thức ăn và leo trùm chiếm hết ánh sáng làm cây rừng chết.
+ Do đất dốc, chất dinh dưỡng thường bị rửa trôi.
Tóm lại cây rừng kém phát triển hoặc có thể bị chết do thiếu ánh sáng, thiếu dinh dưỡng hoặc do động vật phá hại.
- Để cây rừng phát triển, cần:
+ Bảo vệ cây rừng: cấm chăn thả vật nuôi vào chỗ rừng mới trồng; cấm đốt và chặt phá rừng trồng.
+ Chăm sóc: làm cỏ, phát quang cây dại; bón phân NPK lúc cây còn nhỏ, tỉa và trồng dặm để đảm bảo mật độ cây trồng.
Bài trước: Bài 26: Trồng cây rừng - trang 38 SBT Công nghệ 7 Bài tiếp: Bài 28: Khai thác rừng - trang 41 SBT Công nghệ 7