Trang chủ > Lớp 7 > Giải SBT Công nghệ 7 > Bài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần cần đất trồng - trang 7 SBT Công nghệ 7

Bài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần cần đất trồng - trang 7 SBT Công nghệ 7

Bài 1 trang 7 SBT Công nghệ 7: Xếp cặp nội dung giữa cột A và cột B trong bảng dưới đây sao cho đúng:

AB
1. Cho cục đất khô vào cốc nước có bọt nổi lên là doa. chất hữu cơ của đất
2. Cân đất ẩm, sau đó cho vào tủ sấy 1200C trong 40 phút, mang ra cân lại thấy nhẹ hơn lần trước cân là do…b. phần chất rắn của đất
3. Đất tán nhỏ cho vào cốc nước, khuấy đều, phần nổi là do…c. nước trong đất đã bốc hơi
4. Đất tán nhỏ cho vào cốc nước, khuấy đều, phần lắng đọng là do…d. không khí trong đất bay ra

Trả lời:

1 – d; 2 – c; 3 – a; 4 – b

Bài 2 trang 7,8 SBT Công nghệ 7: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:

Bài 2.1 trang 7: Đất trồng là gì?

A. Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, do đá được bào mòn, có khả năng trồng trọt các loại cây trồng.

B. Là sản phẩm của đá do tác dụng của khí hậu, sinh vật, con người, dùng để trồng các loại cây.

C. Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

D. Là lớp bề mặt tơi xốp vỏ Trái Đất, do tác động của khí hậu và con người, thực vật có thể sống trên đó và sản xuất ra sản phẩm.

Trả lời:

Đáp án đúng là C

Bài 2.2 trang 8: Đất có vai trò gì với cây trồng?

A. Đất là môi trường cung cấp nước; các chất dinh dưỡng là thức ăn cho cây và giữ cho cây đứng vững.

B. Đất là môi trường cung cấp nước; chất dinh dưỡng và oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.

C. Đất là môi trường cung cấp nước; không khí; phân bón làm thức ăn cho cây và giữ cho cây đứng vững.

D. Đất là môi trường cung cấp nước; các chất khoáng, đạm, lân, kali cho cây và giữ cho cây đứng vững.

Trả lời:

Đáp án đúng là B

Bài 3 trang 8: Điền vào ô trống nội dung thể hiện các thành phần của đất trồng theo mẫu sơ đồ sau:


Trả lời:

Nội dung thể hiện các thành phần của đất trồng như sau:

Bài 4 trang 8: Vì sao một đụn cát ở bờ biển Quảng Bình chưa được gọi là đất trồng? Con người có thể cải tạo để đụn cát đạt những tiêu chuẩn gì mới được gọi là đất trồng?

Trả lời:

- Một đụn cát ở bờ biển Quảng Bình chưa được gọi là đất trồng, vì đây cũng là lớp bề mặt Trái đất, tơi xốp, nhưng thiếu đặc điểm là chưa có độ phì nhiêu. Cụ thể là chưa cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng và những điều kiện cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.

- Con người có thể cải tạo để đụn cát đạt những tiêu chuẩn sau mới được gọi là đất trồng đó là: cải tạo đất, làm cho đất tăng dần khả năng cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây trồng. Qua thời gian, cây trồng sinh trưởng, phát triển cho sản phẩm, lúc đó đất mới thực sự là đất trồng.

Bài 5 trang 8: Trình bày các thành phần của đất trồng. Giữa các thành phần của đất có tác động qua lại với nhau như thế nào? Theo em đất có vận động, biến đổi không? Vì sao?

Trả lời:

- Các thành phần của đất trồng như sau:

+ Chất khí (phần khí): nito, oxi, cacbonic...

+ Chất rắn (phần rắn): chất vô cơ gồm các loại khoáng và chất hữu cơ như vi sinh vật, xác sinh vật, chất hữu cơ đơn giản, mùn.

+ Chất lỏng (phần lỏng): nước trong đất.

- Sự ảnh hưởng qua lại giữa các thành phần của đất:

+ Chất lỏng tăng sẽ chiếm chỗ của chất khí, nên tỉ lệ chất khí giảm.

+ Chất khí tăng nghĩa là lượng nước giảm.

+ Đất có chất khí tăng, chất hữu cơ phân giải mạnh, tạo nhiều chất hữu cơ đơn giản và mùn, đất tơi xốp.

+ Chất lỏng tăng (ngập nước lâu) làm lượng chất khí độc tăng, lượng oxi giảm.

- Đất luôn vận động, biến đổi, tùy mùa vụ mà thành phần có thay đổi:

Mùa mưa lượng chất lỏng tăng, lượng chất khí giảm, mùa khô thì ngược lại. Khi lượng chất khí, lượng chất lỏng thay đổi thì lượng chất rắn cũng biến đổi theo.

Như vậy, đất luôn vận động, biến đổi do nhiều yếu tố luôn vận động như thời tiết, khí hậu, điều kiện canh tác.