Trang chủ > Lớp 7 > Giải SBT Công nghệ 7 > Bài 15: Làm đất và bón phân lót - trang 24 SBT Công nghệ 7

Bài 15: Làm đất và bón phân lót - trang 24 SBT Công nghệ 7

Bài 1 trang 24 SBT Công nghệ 7: Xếp cặp giữa các công việc làm đất với tác dụng tương ứng của các công việc đó sao cho đúng:

Các công việc làm đấtTác dụng của công việc làm đất
1. Cày đấta. Chống ngập úng, tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng; phát triển được tốt nhất.
2. Bừa và đập đấtb. Xáo trộn lớp đất mặt sâu 20cm đến 30cm, đất tơi xốp, thoáng khí, vùi lấp cỏ dại.
3. Lên luốngc. Làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại, trộn đều phân, san phẳng ruộng để dễ trồng cây.

Trả lời:

1 – b; 2 – c; 3 – a

Bài 2 trang 24,25 SBT Công nghệ 7: Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:

Bài 2.1 trang 24 SBT Công nghệ 7: Công việc làm đất được tiến hành bằng các công cụ thủ công và cơ giới với mục đích:

A. Làm cho đất tơi xốp, bằng phẳng, diệt cỏ dại, làm cho đất thoáng khí và thoát các khí độc.

B. Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời còn diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.

C. Làm cho đất tơi xốp, bằng phẳng để dễ trồng cây, diệt mầm mống sâu, bệnh và cải tạo đất.

D. Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời còn diệt cỏ dại, làm bay hơi nước để đất khô ráo và cải tạo đất.

Trả lời:

Đáp án đúng là B.

Bài 2.2 trang 25: Bón lót thường dùng:

A. Phân vi sinh cùng với phân hữu cơ.

B. Phân hữu cơ với phân đạm.

C. Phân hữu cơ với phân lân.

D. Phân hữu cơ với phân kali.

Trả lời:

Đáp án đúng là C. Phân hữu cơ với phân lân.

Bài 3 trang 25: Điền các tác dụng của việc làm đất trước khi gieo trồng vào ô trống theo mẫu sơ đồ sau:


Trả lời:

Tác dụng của việc làm đất trước khi gieo trồng như sau:

Bài 4 trang 25: Nêu các yêu cầu của cây trồng đối với đất trồng trọt và các biện pháp thực hiện để đất đạt các yêu cầu trên.

Trả lời:

- Để hạt gieo, cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, đất trồng phải đảm bảo các yêu cầu:

+ Tơi xốp

+ Sạch cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh hại

+ Đất đủ độ ẩm theo yêu cầu của cây:

* Nếu cây ưa nước thì phải nhuyễn, phẳng.

* Nếu cây không chịu ngập nước cần vun đất thành luống cao.

+ Đầy đủ chất dinh dưỡng

- Biện pháp thực hiện để đất đạt được những yêu cầu trên là:

+ Cày đất: xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ 20 đến 30cm làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.

+ Bừa đất và đập đất để làm đất nhỏ, san phẳng mặt ruộng, thu gom cỏ dại, trộn đều phân bằng dụng cụ gọi là bừa. Nếu trồng cây ưa cạn, có thể thay bừa bằng đập nhỏ đất sau khi cày, dụng cụ đập đất gọi là vồ.

+ Lên luống theo hướng xác định, với độ cao luống nhất định, làm rãnh luống để thoát nước và tiện đi lại chăm sóc, làm phẳng mặt luống để gieo hạt hoặc trồng cây con.

+ Bón lót phân đúng kĩ thuật trước khi gieo trồng; tùy từng loại cây và giai đoạn phát triển của cây mà bón thúc phân phù hợp về loại phân, liều lượng và cách bón.