Bài 3: Đo thể tích chất lỏng (trang 11 VBT Vật Lí 6)
Câu C1 trang 11 VBT Vật Lí 6: Điền vào các chỗ chấm:
Lời giải:
1m3 = 1000 dm3 = 1 000 000 cm3.
1m3 = 1000 lít = 1 000 000 ml.
1m3 = 1 000 000 cc.
II – ĐO THỂ TÍCH CỦA CHẤT LỎNG1. Tìm hiểu loại dụng cụ đo thể tích.
Câu C2 trang 11 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
Sử dụng loại cụ đo trong hình 3.1 là:
Ca đong to có ĐCNN là 0,5 lít và GHĐ 1 lít
Ca đong nhỏ có ĐCNN và GHĐ là 0,5 lít.
Ca nhựa có ĐCNN là 1 lít và GHĐ là 5 lít.
Câu C3 trang 11 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
Ở nhà, nếu không có ca đong thì em có thể sử dụng các dụng cụ:
Bình (hoặc chai, lọ, ca, bình... ) đã biết sẵn dung tích: chai nước khoáng 1 lít, chai nửa lít hoặc 1 lít, bình nước 10 lít, thùng gánh nước 20 lít,... ; bơm tiêm, xilanh,...
Câu C4 trang 11 VBT Vật Lí 6: Điền số liệu vào các chỗ chấm:
Lời giải:
Hình 3.2 | GHĐ | ĐCNN |
Bình a | 100ml | 2ml |
Bình b | 250ml | 50ml |
Bình c | 300ml | 50ml |
Câu C5 trang 12 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
Các loại dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm có: Bình chia độ, ca đong (học sinh có thể sử dụng các loại dụng cụ khác).
2. Tìm hiểu cách để đo thể tích chất lỏng.
Câu C6 trang 12 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
Ở trong hình 3.3, cách đặt bình chia độ có cho phép đo thể tích của chất lỏng chính xác là: Hình 3.3 b (Đặt thẳng đứng).
Câu C7 trang 12 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
Ở trong hình 3.4, cách đặt mắt sao cho phép đọc đúng thể tích cần đo được là cách b) đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng ở phần giữa bình.
Câu C8 trang 12 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
Ở trong hình 3.5, thể tích của chất lỏng trong bình a bằng 70cm3, trong bình b bằng 50cm3 và trong bình c bằng 40cm3.
Đưa ra kết luận.
Câu C9 trang 12 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
a) Ước lượng thể tích cần phải đo.
b) Chọn bình chia độ có ĐCNN và GHĐ và phù hợp.
c) Đặt bình chia độ thẳng đứng.
d) Đặt mắt nhìn ngang với độ cao của mực chất lỏng đựng trong bình.
e) Đọc và viết lại kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
3. Thực hành
Đo thể tích nước đựng trong hai bình.
Vật cần đo thể tích | Dụng cụ để đo | Thể tích ước lượng (lít) | Thể tích đo được (cm3) | |
GHĐ | ĐCNN | |||
Nước trong bình 1 | 500ml | 5ml | 0,3 lít | 350cm3 |
Nước trong bình 2 | 300ml | 2ml | 0,2 lít | 204cm3 |
Ghi nhớ:
Để đo thể tích của chất lỏng có thể sử dụng loại bình chia độ, ca đong, …
1. Bài tập trong SBT
Bài 3.1 trang 13 VBT Vật Lí 6: Hãy chọn bình chia độ thích hợp nhất trong các bình chia độ sau đây để đo thể tích của 1 chất lỏng vẫn còn gần đầy chai 0,5 l:
A. Bình có thể tích 1000 ml và có vạch chia đến 10 ml.
B. Bình có thể tích 500 ml có vạch chia đến 2 ml.
C. Bình có thể tích 100 ml có vạch chia đến 1 ml.
D. Bình có thể tích 500 ml có vạch chia đến 5 ml.
Lời giải:
Chọn đáp án B.
Vì chất lỏng có thể tích gần 0,5 lít bằng 500ml do đó bình đo cần phải có GHĐ ít nhất bằng 500ml, đồng thời muốn cho ra kết quả đo chính xác thì ĐCNN cần phải càng nhỏ, vì vậy bình 500ml cần phải có vạch chia đến 2ml là bình chia độ thích hợp nhất.
Bài 3.2 trang 13 VBT Vật Lí 6: Bình chia độ ở trong hình 3.1 có ĐCNN và GHĐ là:
A. 10cm3 và 100 cm3
B. 5cm3 và 100 cm3
C. 2cm3 và 100 cm3
D. 1cm3 và 100 cm3
Hãy chọn đáp án đúng.
Lời giải:
Chọn đáp án C.
Vì GHĐ là số lớn nhất được ghi trên bình bằng 100cm3 và ĐCNN là 2cm3.
Bài 3.4 trang 13 VBT Vật Lí 6: Người ta đã đo thể tích của chất lỏng bằng cách sử dụng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách để viết kết quả đúng trong các trường sau đây:
A. V = 20,2cm3.
B. V = 20,50cm3.
C. V = 20,5cm3.
D. V = 20cm3.
Lời giải:
Chọn đáp án C.
Vì ĐCNN của bình chia độ bằng 0,5cm3 vì vậy kết quả đo được cần phải có tận cùng là 5 hoặc 0 và cần phải có 1 chữ số thập phân đằng sau dấu phẩy, vì vậy đáp án C là đáp án đúng nhất.
Bài 3a trang 14 Vở bài tập Vật Lí 6: Hãy xác định ĐCNN và GHĐ của từng bình chia độ như trong vẽ ở hình 3.2.
Đáp án:
a) ĐCNN: 2ml; GHĐ: 50ml
b) ĐCNN: 5ml; GHĐ: 50ml
c) ĐCNN: 10ml; GHĐ: 50ml
d) ĐCNN: 25ml; GHĐ: 50ml
Bài 3b trang 14 Vở bài tập Vật Lí 6: Đọc và viết lại thể tích chất lỏng ở hình 3.2.
Đáp án:a) V = 24ml
b) V = 25ml
c) V = 20ml
d) V = 25ml.
Bài 3c trang 14 Vở bài tập Vật Lí 6: Bình chia độ nào ở hình 3.2 đo được thể tích đúng nhất? Hãy giải thích câu trả lời của em.
Đáp án:
Bình chia độ trong hình 3.2a đo được thể tích đúng nhất. Vì bình này có độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) bằng 2ml, nhỏ nhất trong số 4 bình.
Bài trước: Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo) (trang 7 VBT Vật Lí 6) Bài tiếp: Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước (trang 15 VBT Vật Lí 6)