Bài 9: Lịch sự, tế nhị ( trang 25 Bài tập tình huống GDCD 6)
Bài 1 (trang 25 Bài tập tình huống GDCD 6): Vì sao các bạn trong lớp 6A lại rộ lên những tiếng cười khi bạn Hà tự giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ? Tiếng cười ấy đã thể hiện điều gì?
Trả lời:
Trong khi các bạn trong lớp 6A đang rất tự hào, khoe khoang về công việc của bố mẹ mình thì bạn Hà cũng nói tự giới thiệu một cách hồn nhiên: “Bố mẹ em đều là công nhân vệ sinh” vì vậy mà các bạn trong lớp đã cười.
Việc các bạn trong lớp rộ lên tiếng cười như vậy là thể hiện sự không lịch sự, thiếu tế nhị, không tôn trọng cô giáo, bạn Hà và nghề nghiệp của bố mẹ bạn Hà.
Bài 2 (trang 25 Bài tập tình huống GDCD 6): Sau tiếng cười của một vài bạn, Hà có biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
Sau tiếng cười của một số bạn trong lớp, Hà dường như đã hiểu được tất cả mọi điều. Rằng, các bạn trong lớp đang cười chê, xem thường nghề nghiệp của bố mẹ Hà.
Bài 3 (trang 25 Bài tập tình huống GDCD 6): Cô giáo chủ nhiệm lớp đã có những lời nói như thế nào với Hà? Những lời nói đó đã biểu hiện thái độ gì?
Trả lời:
Cô giáo chủ nhiệm đã bước đến gần Hà và đặt tay lên vai Hà, âu yếm nói: “Cảm ơn bố mẹ em, những người lao động đã luôn giữ cho thành phố chúng ta luôn được sạch đẹp. Không có nghề gì là tầm thường, chỉ có những kẻ lười biếng và vô công rồi nghề mới đáng xấu hổ. ”
Những lời nói đó của cô giáo chủ nhiệm đã biểu hiện thái độ tôn trọng Hà và công việc của bố mẹ Hà, đồng thời nhắc nhở các bạn trong lớp cần phải biết tế nhị, lịch sự, biết tôn trọng và cảm thông cho hoàn cảnh của người khác.
Bài 4 (trang 25 Bài tập tình huống GDCD 6): Em hãy tìm các lời nói, cử chỉ nào đã thể hiện thái độ lịch sự, tế nhị của em bé quạt.
Trả lời:
Cô bé đã lễ phép trả lời người mua quạt: “Cháu không có tiền trả lại, bán hết quạt cũng không đủ đâu ạ! ”
Cô bé lắc đầu, nói nhỏ nhẹ, lịch sự: “Dạ không! Cháu chỉ lấy tiền quạt, không xin tiền”
Cô bé cúi đầu một cách lễ phép, cảm ơn và trả lại tiền thừa cho khách.
Em hãy rút ra bài học về đạo đức (trang 25):
Trả lời:
Cần phải lễ phép, tế nhị, lịch sự khi nói chuyện, giao tiếp với những người khác, kể cả người bằng tuổi và nhỏ tuổi hơn.
Khi nhận được sự giúp đỡ thì phải biết nói lời cảm ơn, biết nói lời xin lỗi khi mắc lỗi lầm.
Không nên vì phút nông nổi, nóng giận hay vì cái tôi và làm người khác buồn, hay ngại ngùng.
Bài trước: Bài 8: Sống chan hòa với mọi người ( trang 23 Bài tập tình huống GDCD 6) Bài tiếp: Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội ( trang 28 Bài tập tình huống GDCD 6)