Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT tình huống GDCD 6 > Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập ( trang 35 Bài tập tình huống GDCD 6)

Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập ( trang 35 Bài tập tình huống GDCD 6)

Bài 1 trang 35 Bài tập tình huống GDCD 6: Trong tình huống 1, về việc làm của ông An em có ý kiến gì?

Trả lời:

Việc làm của ông An đã trái với pháp luật và đạo đức. Ông An đã không thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của người làm cha là lo cho con cái được ăn học đầy đủ. Việc làm của ông An sẽ khiến con không có cơ hội được học tập và dân bản sẽ không nâng cao được trình độ dân trí.

Bài 2 trang 35 Bài tập tình huống GDCD 6: Trong Tình huống 2, Thúy Hân đã tranh thủ thời gian say mê học tập như thế nào?

Trả lời:

Thúy Hân đã tranh thủ thời gian trong đợt nghỉ hè để học thêm môn Toán và Anh văn, lúc rảnh hơn thì bạn ấy đã tranh thủ học thêm các môn khác. Thúy Hân cho rằng, không bao giờ được lãng phí thời gian, với Thúy Hân việc học đã trở thành một niềm đam mê lạ kì. Vì quan niệm, bạn nào say mê học tập đều có thể trở thành một học sinh giỏi vì vậy mà Hân đã luôn giành được các danh hiệu hiếm có.

Bài 3 trang 35 Bài tập tình huống GDCD 6: Thúy Hân nói: “Em nghĩ rằng bạn nào có say mê học tập cũng đều có thể trở thành học sinh giỏi”. Với câu nói này em có ý kiến gì? Có đúng không? Vì sao?

Trả lời:

Câu nói của Thúy Hân là hoàn toàn chính xác. Bởi vì, chỉ cần chúng ta chăm chỉ, nỗ lực thì học sinh sẽ khắc phục được các môn học mà mình bị yếu. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần biết học nhóm, các nội dung bài khó thì phải chủ động hỏi thầy cô hoặc bạn bè thì mọi sự say mê và nỗ lực sẽ đều trở thành hiện thực.

Bài 4 trang 35 Bài tập tình huống GDCD 6: Em hãy tìm cuốn Luật Giáo dục và đọc kĩ Chương V: Người học.

Trả lời:

CHƯƠNG V

NGƯỜI HỌC

MỤC 1

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI HỌC

Điều 83. Người học

1. Người học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Người học bao gồm:

a) Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non;

b) Học sinh của lớp dạy nghề, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm dạy nghề, trường dự bị đại học, trường trung cấp;

c) Sinh viên của trường cao đẳng, trường đại học;

d) Học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ;

đ) Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ;

e) Học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên.

Điều 84. Quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non

1. Trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non có những quyền sau đây:

a) Được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo mục tiêu, kế hoạch giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Được chăm sóc sức khoẻ ban đầu; được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập;

c) Được giảm phí đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng.

2. Chính phủ quy định các chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.

Điều 85. Nhiệm vụ của người học

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước;

3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực;

4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

5. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

Điều 86. Quyền của người học

1. Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình;

2. Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban;

3. Được cấp văn bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo theo quy định;

4. Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật;

5. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

6. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học;

7. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.

MỤC 2

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC

Điều 89. Học bổng và trợ cấp xã hội

Điều 90. Chế độ cử tuyển

Điều 91. Tín dụng giáo dục

Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn vay tiền để người học thuộc gia đình có thu nhập thấp có điều kiện học tập.

Điều 92. Miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên

Em hãy rút ra bài học về đạo đức (trang 35):

Trả lời:

Việc học tập đối với mỗi người là rất quan trọng. Vì: có học tập thì chúng ra mới mở mang được kiến thức, mới có thể làm việc hiệu quả, thực hiện ước mơ, mới có thể chung sống hòa bình, và để khẳng định giá trị của bản thân mình.

Học vấn do người siêng năng đạt được, tài sản do người tinh tế sở hữu, quyền lợi do người dũng cảm nắm giữ, thiên đường do người lương thiện xây dựng.