Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ( trang 39 Bài tập tình huống GDCD 6)
Bài 1 (trang 39 Bài tập tình huống GDCD 6): Biết là thư của chồng mình gửi con, nhưng mẹ An vẫn không bóc ra để đọc? Vì sao?
Trả lời:
Dù đã biết chắc chắn đó là thư chồng mình gửi con thế nhưng nhưng mẹ An không bóc ra xem. Phần vì, mẹ Antôn trọng quyền tự do riêng tư của con, tôn trọng con gái; phần là vì Hòa không có ở nhà nên mẹ An đợi Hòa về rồi đưa thư cho Hòa.
Bài 2 (trang 39 Bài tập tình huống GDCD 6): Mẹ An đã giải thích với An như thế nào khi An giục mẹ: “Mẹ cứ bóc ra đi”?
Trả lời:
Mẹ An đã giải thích để con gái hiểu rằng: “Bóc thư của người khác đó là vi vi phạm pháp luật. Hôm nọ con lục tung ngăn tủ đựng quần áo của chị cũng là không đúng đâu... Phải tôn trọng đồ đạc, thư từ, của cải của người khác mới là một người có văn hóa...
Bài 3 (trang 39 Bài tập tình huống GDCD 6): Đến lúc nào mẹ của An mới đọc thư của chồng?
Trả lời:
Khi Hòa về, mẹ của An vẫn chưa mở thư của chồng gửi cho con ra để đọc. Mẹ An chờ khi Hòa đã đọc xong phần thư của mình, đưa cho mẹ đọc phần thư của mẹ thì lúc đó mẹ An mới đọc thư.
Bài 4 (trang 39 Bài tập tình huống GDCD 6): Trong tình huống trên, em hãy phân tích Hòa và Thanh xem ai đúng, ai sai? Em thử đoán xem Hòa và Thanh sẽ giải quyết chiếc cặp kia như thế nào?
Trả lời:
Ởtình huống trên, hành động của Hòa và Thanh là hoàn toàn trái ngược nhau. Nếu như Hòa biết được việc cần phải tôn trọng thư từ, tài liệu, tôn trọng bí mật riêng tư của người khác, ngăn cản các hành vi của Thanh lại. Trái lại, Thanh lại rất đắc chí khi xem được thư của người khác, việc làm của Thanh chính là hành vi vi phạm pháp luật về quyền được bảo đảm và bí mật về an toàn điện tín, thư tín.
Sau khi xem dòng đầu của bức thư, Thanh đã vội vàng xếp lại, bỏ vào phong bì thư. Chắc hẳn rằng Thanh đã hiểu được việc mình làm là sai, trong tình huống này, dự đoán 2 bạn sẽ tìm tới địa chỉ của người mất để trả lại, hoặc gửi tới cơ quan công an để nhờ trơ giúp.
Em hãy rút ra bài học về đạo đức (trang 39):
Trả lời:
- Mỗi một cá nhân, công dân cần phải tôn trọng bí mật và an toàn về điện thoại, thư tín, điện tín, tôn trọng đời sống riêng tư của người khác.
- Đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về bí mật điện thoại, điện tín và thư tín.
- Mỗi học sinh cần phải tôn trọng, không được tò mò, không tự ý xâm hại đến sự riêng tư về thư tín của người khác (kể cả bạn thân hay người thân trong gia đình).
- Tuyệt đối không xem thư, đọc thư của người khác khi chưa được sự đồng ý của họ.