Bài 4: Lễ độ ( trang 12 Bài tập tình huống GDCD 6)
Bài 1 (trang 12 Bài tập tình huống GDCD 6): Tại sao lúc đầu cả nhà đều ghét cậu bé?
Trả lời:
Ban đầu ai cũng ghét cậu bé. Bởi vì, cậu bé hay quát mắng với em, tự tiện lấy đồ và ăn vụng trước khi cả nhà ăn cơm, dùng đồ của người khác khi chưa và không được sự đồng ý.
Bài 2 (trang 12 Bài tập tình huống GDCD 6): Câu thần chú mà ông già đã mách cho cậu bé là gì? (Cậu bé nói thế nào với em để được mượn bút? Với bà, cậu bé nói thế nào khi muốn nếm thử canh? Cậu bé đã nói thế nào để xin anh cho ngồi cùng xe đi chơi? ).
Trả lời:
Khi mượn bút của em: thì nói với giọng điệu nhẹ nhàng, nhìn thẳng vào mắt em và nói “Liên ơi! Em vui lòng cho anh mượn cái bút nhé! ”
Với bà, khi xin nếm thử canh: “Bà ơi! Bà vui lòng cho cháu nếm thử thìa canh trước được không bà”
Với anh, khi xin ngồi xe cùng: “Anh ơi. Anh vui lòng cho em ngồi xe một đoạn với. Cơm chưa chín đâu”
Với cả ba câu thần chú trên đều có sử dụng từ: vui lòng, đều nói với giọng điệu nhẹ nhàng... và đều phải chờ được sự đồng ý của người khác.
Bài 3 (trang 12 Bài tập tình huống GDCD 6): Các câu nói của cậu bé đã thể hiện đức tính gì?
Trả lời:
Các câu nói của cậu bé đã thể hiện sự lịch sự, nhã nhặn, lễ độ và tôn trọng người khác, tôn trọng sự lao động và như tài sản của người khác.
Em hãy rút ra bài học về đạo đức (trang 13):
Trả lời:
Cần phải học cách thức và những quy tắc ứng xử lịch sự, có văn hóa.
Cư xử đúng chừng mực, vừa phải, nhẹ nhàng, hòa nhã, biết đấu tranh chống lại các hành vi vô lễ.
Cần phải biết cách tự kiểm tra các hành vi của bản thân và có cách điều chỉnh sao cho phù hợp.
Bài trước: Bài 3: Tiết kiệm (trang 10 Bài tập tình huống GDCD 6) Bài tiếp: Bài 5: Tôn trọng kỷ luật ( trang 14 Bài tập tình huống GDCD 6)