Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT tình huống GDCD 6 > Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ( trang 31 Bài tập tình huống GDCD 6)

Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ( trang 31 Bài tập tình huống GDCD 6)

Bài 1 (trang 31 Bài tập tình huống GDCD 6): Bạn Trường đã phạm những sai lầm nghiêm trọng gì?

Trả lời:

Bạn Trường đã phạm những sai lầm nghiêm trọng đó là: chơi bời lêu lổng với bạn xấu sau đó trộm tiền, vàng của bà. Trường còn nghiện thuốc lá, bia, suốt ngày đi gây chuyện, không biết thương bà đã vất vả nuôi nấng, vô cảm trước những nỗi khổ của bà, không lao động, làm việc để nuôi sống bản thân và thực hiện nghĩa vụ chăm sóc bà.

Bài 2 (trang 31 Bài tập tình huống GDCD 6): Hình phạt mà bà Ngoan dành cho cháu Trường có đúng không? Vì sao?

Trả lời:

Hình phạt mà bà Ngoan đã thực hiện với cháu Trường là vi phạm pháp luật. Cụ thể, bà đã lấy xích và khóa chân Trường lại. Đây là hành động xâm hại nhân quyền nghiêm trọng, bà đã xâm hại tới thân thể và sức khỏe của trường, xâm hại tới quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Hơn nữa, bà còn để mấy thúng tỏi hàng buôn bán ở trong phòng để Trường bóc như một hình phạt với Trường. Nhưng bà Ngoan lại phó mặc “để cho nó có việc làm và đủ tiền để cho nó hút thuốc” việc làm này đã thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục con cháu của bà Ngoan.

Bài 3 (trang 31 Bài tập tình huống GDCD 6): Bố mẹ Hà đã cấm Hà không được tham gia buổi biểu diễn văn nghệ trong những ngày nghỉ hè, không được ngủ riêng như vậy có đúng không? Vì sao?

Trả lời:

Việc bố mẹ Hà cấm không cho Hà tham gia biểu diễn văn nghệ trong những ngày nghỉ hè và không được ngủ riêng là hoàn toàn sai, đó là hành bi vi phạm nhân quyền và quyền trẻ em. Vì trẻ em có quyền được vui chơi, học tập, giải trí, được thể hiện, bày tỏ tâm tư và nguyện vọng chính đáng của mình...

Bài 4 (trang 31 Bài tập tình huống GDCD 6): Em hãy tìm kĩ cuốn Luật Trẻ em sau đó đọc kĩ chương II.

Trả lời:

Chương II

QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM

Mục 1. QUYỀN CỦA TRẺ EM

Điều 12. Quyền sống

Trẻ em có quyền được bảo vệ về tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiện sống và phát triển.

Điều 13. Quyền có quốc tịch và được khai sinh

Trẻ em có quyền được có họ, tên, có quốc tịch, khai sinh, khai tử; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo các điều quy định của pháp luật.

Điều 14. Quyền được chăm sóc sức khỏe

Trẻ em có quyền được chăm sóc một cách tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận và dùng dịch vụ phòng bệnh và khám chữa bệnh.

Điều 15. Quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc

Trẻ em có quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc để phát triển toàn diện.

Điều 16. Quyền được học tập, giáo dục và phát triển năng khiếu

1. Trẻ em có quyền được học tập, giáo dục để phát triển toàn diện và phát huy một cách tốt nhất tiềm năng của bản thân.

2. Trẻ em được quyền bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển năng khiếu, tài năng, sáng tạo và phát minh.

Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí

Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia những hoạt động nghệ thuật, văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.

Điều 18. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

1. Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc Điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.

2. Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.

Điều 19. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Điều 20. Quyền về tài sản

Điều 21. Quyền bí mật đời sống riêng tư

1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự và nhân phẩm, uy tín, bí mật điện thoại, thư tín, điện tín và những hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.

Điều 22. Quyền được sống chung với cha, mẹ

Điều 23. Quyền được liên hệ, tiếp xúc và đoàn tụ với cha, mẹ

Điều 24. Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi

Điều 25. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

Điều 26. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động

Điều 27. Quyền được bảo vệ để không bị bỏ rơi, bỏ mặc, bạo lực

Điều 28. Quyền được bảo vệ để không bị bắt cóc, mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt

Điều 29. Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy

Điều 30. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý các vi phạm hành chính

Điều 31. Quyền được bảo vệ khi gặp ô nhiễm môi trường, thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang

Điều 32. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội

Điều 33. Quyền được tiếp cận các thông tin và tham gia hoạt động xã hội

Điều 34. Quyền được hội họp và bày tỏ ý kiến

Điều 35. Quyền của trẻ em khuyết tật

Điều 36. Quyền củatrẻ em lánh nạn, tị nạn, trẻ em không quốc tịch

Mục 2. BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM

Điều 37. Bổn phận của trẻ em đối với gia đình

1. Lễ phép, hiếu thảo, kính trọng với ông bà, cha mẹ; quan tâm, yêu thương, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và tất cả các thành viên trong gia đình, dòng họ.

2. Tèn luyện, học tập, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp bố mẹ và những thành viên trong gia đình các công việc phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

Điều 38. Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác

1. Tôn trọng cán bộ, nhân viên, giáo viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

2. Đoàn kết, thương yêu, tôn trọng, chia sẻ khó khăn, giúp đỡ bạn bè.

3. Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ quy định, nội quy của nhà trường, cơ sở giáo dục và cơ sở trợ giúp xã hội khác.

Điều 39. Bổn phận của trẻ em đối với xã hội, cộng đồng

1. Lễ phép, tôn trọng với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người bị khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình.

2. Tôn trọng quyền, danh dự và nhân phẩm của người khác; chấp hành các quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; giữ gìn, bảo vệ, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em.

3. Phát hiện, thông báo, thông tin, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.

Điều 40. Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước

1. Yêu quê hương, yêu đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; bảo tồn và giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy các phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.

2. Tuân thủ và chấp hành pháp luật; hợp tác, đoàn kết, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và mỗi từng giai đoạn phát triển của trẻ em.

Điều 41. Bổn phận của trẻ em với bản thân

1. Có trách nhiệm với bản thân; không được hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm và tài sản của bản thân.

2. Sống khiêm tốn, trung thực, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.

3. Chăm chỉ học tập, không được tự ý bỏ học, không được rời bỏ gia đình sống lang thang.

4. Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng bia rượu, thuốc lá và những chất gây nghiện, chất kích thích khác.

5. Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung đồi trụy; kích động bạo lực, không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại đến sự phát triển lành mạnh của bản thân.