Lịch Sử 6 Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta (trang 28 Lịch sử 6)
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 9 trang 28: Việc làm đồ gốm có điểm khác gì so với việc làm loại công cụ bằng đá?
Trả lời:
Việc làm các loại công cụ bằng đá: Đơn giản và thô sơ.
Việc làm đồ gốm: Quá trình làm khá phức tạp, có nhiều giai đoạn.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 9 trang 28: Các điểm mới về loại công cụ sản xuất của thời Hòa Binh- Bắc Sơn-Hạ Long là gì?
Trả lời:
- Sử dụng loại công cụ mài đá, các loại đá khác nhau.
- Biết sử dụng tre, gỗ, xương, sừng.
- Biết làm đồ gốm.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 9 trang 28: Ý nghĩa của việc chăn nuôi và trồng trọt?
Trả lời:
- Con người đã biết tự làm ra lương thực, chủ động hơn trong việc sản xuất và sinh hoạt.
- Không bị lệ thuộc vào tự nhiên và nơi sinh sống ổn định.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 9 trang 29: Theo em, sự xuất hiện của những loại đồ trang sức trong những di chỉ nói trên có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Sự xuất hiện đồ trang sức đã thể hiện người nguyên thủy đã biết làm đẹp, có đời sống tinh thần của cá nhân.
Bài 1 trang 29 Lịch Sử 6: Các điểm mới trong cuộc sống vật chất và xã hội của người nguyên thủy trong thời Hòa Bình – Bắc Sơn- Hạ Long.
Trả lời:
- Biết mài đá để làm ra những loại công cụ như bôn, rìu, chày.
- Biết sử dụng tre, gỗ, sừng, xương làm công cụ.
- Làm đồ gốm.
Bài 2 trang 29 Lịch Sử 6: Các điểm mới trong cuộc sống tinh thần của người nguyên thủy là gì? Em có suy nghĩ gì về việc chôn các loại công cụ sản xuất theo người chết?
Trả lời:
- Nguyên thủy đã biết nâng cao cuộc sống tinh thần bằng theo cách làm đồ trang sức từ đất nung, vỏ ốc.. , Biết vẽ lên vách đá để mô tả lại cuộc sống.
- Việc chôn các loại công cụ sản xuất theo người đã thể hiện quan niệm sang thế giới khác con người vẫn cần phải lao động. Đồng thời cũng thể hiện sự gắn bó của con người với công cụ lao động.
Bài trước: Lịch Sử 6 Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nươc ta (trang 23 Lịch sử 6) Bài tiếp: Lịch Sử 6 Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế (trang 31 Lịch sử 6)