Lịch Sử 6 Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (trang 53 Lịch sử 6)
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 19 trang 53: Em hãy cho biết vùng đất Âu Lạc trước đây bao gồm các quận nào của Châu Giao.
Trả lời:
Gồm có 3 quận: quận Cửu Chân, quận Giao Chỉ và quận Nhật Nam
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 19 trang 53: Em có đưa ra nhận xét gì về sự thay đổi này.
Trả lời:
- Nhà Hán có âm mưu thâu tóm hệ thống chính trị từ trên xuống dưới, bộ máy cai trị cũng được thắt chặt hơn.
- Nhà Hán muốn hạn chế tối đa khả năng nổi dậy khởi nghĩa của nhân dân.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 19 trang 53: Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột đô hộ.
Trả lời:
- Chính sách bóc lột rất hà khắc và tàn bạo.
- Hạn chế sự phát triển và đẩy nhân dân ta vào hoàn cảnh lầm than.
- Thể hiện sự tham lam tột độ của chúng, đẩy mâu thuẫn giữa dân ta với bọn phong kiến phương Bắc thêm sâu sắc.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 19 trang 53: Vì sao nhà Hán lại tiếp tục thi hành việc đưa người Hán sang ở nước ta.
Trả lời:
- Nhằm thực hiện các chính sách đồng hóa nhân dân ta.
- Chúng muốn biến nước ta thành 1 quận huyện của Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 19 trang 53: Tại sao nhà Hán lại muốn giữ độc quyền về sắt.
Trả lời:
Chúng có mục đích là hạn chế được việc nhân dân ta chế tạo ra các loại vũ khí để nổi dậy khởi nghĩa, đe dọa đến sự thống trị của chúng.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 19 trang 54: Em hãy cho biết các chi tiết nào để chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển?
Trả lời:
+ Việc dùng sức trâu bò để cày đã trở nên phổ biến.
+ Biết đắp đê để phòng lụt, biết trồng hai vụ lúa trong một năm: vụ mùa và vụ chiêm.
+ Có đủ các loại cây trồng, đã biết sử dụng “ côn trùng diệt côn trùng”.
Bài 1 trang 54 Lịch Sử 6: Trong các thế kỉ I-VI, chế độ cai trị của những triều đại phương Bắc với nước ta có những sự thay đổi nào?
Trả lời:
+ Đưa người Hán sang giữ chức huyện lệnh để trực tiếp cai trị các huyện.
+ Bắt nhân dân phải đóng nhiều loại thuế.
+ Tăng cường đưa người Hán sang để buộc dân ta phải học chữ Hán, học theo luật pháp và phong tục của người Hán.
+ Nắm độc quyền về sắt và đặt những chức quan kiểm soát một cách gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.
Bài 2 trang 54 Lịch Sử 6: Các thể hiện mới trong nông nghiệp ở thời kì này.
Trả lời:
+ Nhân dân biết trồng hai vụ lúa một năm: vụ mùa, vụ chiêm.
+ Dùng kĩ thuật “ dùng côn trùng để diệt côn trùng”.
Bài 3 trang 54 Lịch Sử 6: Hãy trình bày các biểu hiện về sự phát triển của thương nghiệp và thủ công nghiệp.
Trả lời:
* Về thủ công nghiệp:
- Nghề rèn sắt phát triển hơn
+ Công cụ có mai, rìu, quốc và dao
+ Vũ khí: giáo, kiếm, lao..
+ Dụng cụ: đinh sắt, nồi gang, chân đèn,..
+ Nhân dân ven biển cũng sử dụng lưỡi sắt để khai thác san hô.
+ Bịt cựa gà chọi được làm bằng sắt.
- Nghề gốm cổ truyền đã phát triển hơn, đã biết kỹ thuật tráng men và vẽ trang trí trước khi nung, các chủng loại phong phú.
- Ngành dệt vải cũng phát triển, vải gai, vải bông, tơ tre,...
* Về thương nghiệp:
- Những sản phẩm thủ công nghiệp và nông nghiệp không bị thu được đem trao đổi ở các khu chợ làng.
- Ở những nơi như Long Biên, Luy Lâu, .. có cả người Gia va, Trung Quốc, Ấn Độ,.. đến trao đổi buôn bán.
- Chính quyền đô hộ độc quyền ngoại thương.
Bài trước: Lịch Sử 6 Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (trang 47 Lịch sử 6) Bài tiếp: Lịch Sử 6 Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo) (trang 53 Lịch sử 6)