Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Lịch sử 6 (ngắn nhất) > Lịch Sử 6 Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (trang 74 Lịch sử 6)

Lịch Sử 6 Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (trang 74 Lịch sử 6)

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 27 trang 74: Ngô Quyền đã đem quân ra Bắc với mục đích gì?

Trả lời:

Ngô Quyền là một vị tướng giỏi của Dương Đình Nghệ. Được tin Dương Đình Nghệ bị giết, Ngô Quyền đã đem quân ra Bắc để giết Kiều Công Tiễn để trả thù.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 27 trang 74: Tại sao Kiều Công Tiễn lại cho người cầu cứu nhà Hán?

Trả lời:

Kiều Công Tiễn biết rằng mình không thể đánh lại được Ngô Quyền nên đã cầu cứu nhà Hán.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 27 trang 74: Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền là chủ động và độc đáo ở điểm nào?

Trả lời:

Ngô Quyền đã đoán trước được quân Nam Hán sắp sang, ông đã chủ động chuẩn bị đón xâm lược. Biết được quân nhà Hán sẽ vào nước ta bằng đường thủy cửa sông Bạch Đằng đó chính là điểm quyết chiến với địch. Ông đã cho quân chuẩn bị một trận địa cọc nhọn ngầm, quân ta mai phục ở 2 bên

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 27 trang 76: Tại sao lại nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng vào năm 938 là 1 chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?

Trả lời:

Trận thắng trên dòng sông Bạch Đằng, chúng ta đã giành chiến thắng đạo quân hùng mạnh của nhà Hán và đập tan âm mưu xâm lược nước ta lần thứ 2, qua đó đã chính thức giành lại nền độc lập sau gần 1000 năm đô hộ.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 27 trang 76: Ngô Quyền đã có công lao như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2?

Trả lời:

Ngô Quyền là một người chỉ huy tài tình, ông đã chủ động chuẩn bị chờ địch, đưa ra chiến thuật đúng đắn khi dựng trận địa cọc ngầm giúp quân ta đại thắng.

Bài 1 trang 76 Lịch Sử 6: Vì sao quân Nam Hán lại xâm lược nước ta lần thứ 2?

Trả lời:

Kiều Công Tiễn đã sang cầu cứu nhà Nam Hán, nhân cơ hội này nhà Nam Hán đã đem quân sang xâm lược chúng ta lần thứ 2.

Bài 2 trang 76 Lịch Sử 6: Trình bày các diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng.

Trả lời:

- Vào năm 938 Hoằng Tháo chỉ huy quân đội tiến vào nước ta theo đường thủy.

- Nhân lúc thủy triều lên quân ta đã cho các thuyền nhỏ ra đánh nhử địch.

- Quân giặc liền đuổi theo, gặp lúc thủy triều rút nhanh, quân ta mai phục và phản công. Quân giặc hoảng sợ rút chạy và gặp phải trận địa cọc ngầm đã được dựng sẵn.

- Quân ta dùng nhiều thuyền nhỏ luồn lách và xông vào đánh giáp lá cà.

- Quân ta giành chiến thắng vang dội, Hoằng Tháo bị giết chết, vua Nam Hán ra lệnh rút quân về nước.

Bài 3 trang 76 Lịch Sử 6: Nhà sử học Lê Văn Hưu đã đánh giá công lao của Ngô Quyền như thế nào?

Trả lời:

Lê Văn Hưu hết đã lời ca ngợi chiến thắng của Ngô Quyền và đánh giá ông là một vị tướng tài giỏi, đã đánh tan quân xâm lược, giúp đất nước ta giành lại độc lập.