Lịch Sử 6 Bài 25: Ôn tập chương III (trang 69 Lịch sử 6)
Bài 1 trang 69 Lịch Sử 6: a, Tại sao Sử cũ còn gọi là giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN tới thế kỉ thứ X là thời kì Bắc thuộc?
Trả lời:
Bởi vì, trong giai đoạn này nước ta đã liên tiếp bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
Bài 1 trang 69 Lịch Sử 6: Trong thời gian Bắc thuộc, nước ta đã bị mất tên và bị chia ra, nhập vào với các huyện, quận của Trung Quốc với các tên gọi khác nhau như thế nào? Hãy thống kê cụ thể qua mỗi giai đoạn bị đô hộ.
Trả lời:
- Năm 111 TCN, tên nước là Châu Giao và chia cắt thành ba quận: Cửu Chân, Giao Chỉ và Nhật Nam.
- Thế kỉ III, tên nước là Giao Châu, nước ta đã hợp với Quảng Châu (Trung Quốc)
- Thế kỉ VI, nước ta có tên là Giao Châu đô hộ phủ, chia thành: Ái Châu, Châu Giao, Đức Châu, Lợi Châu, Hoàng Châu, Minh Châu.
- Năm 678, nước ta có tên là An Nam đô hộ phủ, chia thành: trường Châu, Ái Châu, Giao Châu, Phong Châu, Diễn Châu, Phúc Lộc Châu, Hoan Châu.
Bài 1 trang 69 Lịch Sử 6: Chính sách cai trị của nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong các thời kì Bắc thuộc như thế nào? Chính sách thâm hiểm nhất của chúng là gì?
Trả lời:
- Chính sách cai trị của các thế lực phương Bắc vô cùng tàn bao, chúng đã bắt dân ta phải đóng nhiều loại thuế, hàng năm còn phải cống nộp các loại sản vật cho chúng. Bắt dân ta phải học theo phong tục của người Hán
- Chính sách thâm hiểm nhất của chúng đó chính là muốn đồng hóa dân ta.
Bài 2 trang 69 Lịch Sử 6: Lập bảng thống kê những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc
Trả lời:
Số tt | Thời gian | Tên khởi nghĩa | Người lãnh đạo | Tóm tắt diễn biến chính | Ý nghĩa |
1 | Năm 40 | Khởi nghĩa Hai Bà trưng | Trưng Trắc, Trưng Nhị | Khởi nghĩa đã nổ ra tại Mê Linh, tiếp theo là tiến đánh Cổ Loa, Luy Lâu và đều giành thắng lợi | Chứng tỏ lòng dũng cảm và ý chí đấu tranh của nhân dân |
2 | Năm 248 | Khởi nghĩa Bà Triệu | Bà Triệu | Khởi nghĩa bùng nổ tại Phú Điền, đánh phá những thành ấp ở quận Cửu Chân, sau đó đánh ra khắp Giao Châu | Chứng tỏ lòng dũng cảm và ý chí chiến đấu, quyết tâm đánh tan quân xâm lược |
3 | Năm 542-602 | Khởi nghĩa Lý Bí | Lý Bí | Trong 3 tháng đã chiếm được hầu hết các quận và huyện. Nghĩa quân đã hai lần đánh bại quân đàn áp nhà lương | Đánh bại quân Lương, Lý Bí lên làm vua |
4 | Đầu thế kỉ VIII | Khởi nghĩa Mai Thúc Loan | Mai Thúc Loan | Khởi nghĩa chiếm Hoan Châu, chọn Sa Nam để làm căn cứ. Mai Thúc Loan tự xưng đế. Sau đó nghĩa quân đã tấn công và chiếm được thành Tống Bình | khẳng định ý chí đấu tranh thoát khỏi ách thống trị của dân ta |
5 | Năm 776 | Khởi nghĩa Phùng Hưng | Phùng Hưng | Phùng Hưng họp quân tại Đường Lâm và giành tự chủ ở đây, sau đó đã đem quân ra chiếm thành Tống Bình | Khẳng định ý chí đấu tranh và sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân |
Bài 3 trang 69 Lịch Sử 6: a) Hãy nêu những biểu hiện cụ thể của các biến chuyển về kinh tế, văn hóa ở nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc.
Trả lời:
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp phát triển nhất đó là nghề trồng lúa nước, biết dùng sức kéo của trâu bò để cày cấy, biết trồng lúa hai vụ
+ Nghề thủ công và rèn sắt vẫn được duy trì.
+ Dân ta đã bị bắt đóng nhiều loại thuế, hàng năm phải cống nộp các loại đồ quý hiếm.
- Xã hội:
+ Những quan cai trị của các Châu đều là người Hán.
+ Người Hán đã xây nhiều trường học, truyền bá Nho Giáo và Phật Giáo.
+ Đưa người Hán sang, bắt dân ta theo phong tục của nhà Hán.
Bài 3 trang 69 Lịch Sử 6: b) Theo em, sau hơn 1000 năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được các phong tục và tập quán gì? Ý nghĩa của điều này?
Trả lời:
Nhân dân ta vẫn giữ được các phong tục như: làm bánh trưng, nhuôm răng, nhai trầu và quan trọng nhất là tiếng nói của dân tộc.
Ý nghĩa:
+ Thể hiện ý chí không chịu khuất phục trước ách đô hộ tàn bạo.
+ Đây là điều vô cùng quan trọng để nước ta giữ được bản sắc dân tộc, và là niềm tự hào của nhân dân ta.
Bài trước: Lịch Sử 6 Bài 24: Nước Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ IX (trang 67 Lịch sử 6) Bài tiếp: Lịch Sử 6 Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương (trang 71 Lịch sử 6)