Lịch Sử 6 Bài 24: Nước Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ IX (trang 67 Lịch sử 6)
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 24 trang 67: Nhân dân Tượng Lâm đã giành lại được độc lập trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:
Vào thế kỉ thứ II, nhân dân Giao Châu đã liên tục nổi dậy, nhà Hán không thể nào kiểm soát được tình thế. Lợi dụng thời cơ này, Khu Liên đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy và giành lại độc lập, sau đó đã xưng vương đặt tên nước là Lâm Ấp.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 24 trang 67: Em có đưa ra nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng nước Chăm-pa?
Trả lời:
Nước Chăm-pa đã thành lập và nhanh chóng mở rộng, họ có lực lượng quân đội tương đối mạnh, liên tục liên kết với những bộ lạc để tấn công các nước láng giềng để mở rộng lãnh thổ của mình.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 24 trang 68: Em hãy đưa ra nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.
Trả lời:
- Nguồn sống chủ yếu là nông nghiệp đặc biệt là từ lúa nước.
- Họ biết sử dụng công cụ bằng sắt và sử dụng gia súc.
- Nhân dân ven biển sống dựa vào nghề đánh cá, trao đổi hàng hóa.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 24 trang 68: Quan sát hình 53 (SGK, trang 68), em có đưa ra nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc của người Chăm?
Trả lời:
Nghệ thuật kiến trúc của người Chăm vô cùng tinh xảo, độc đáo và tỉ mỉ. Những công trình của họ đã thể hiện một vài nét văn hóa riêng, truyền thống của người Chăm.
Bài 1 trang 68 Lịch Sử 6: Nước Chăm-pa được đã thành lập và phát triển như thế nào?
Trả lời:
- Năm 192-193 Khu Liên đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy và giành lại độc lập. Sau đó, ông xưng vương và đặt tên nước là Lâm Ấp.
- Quốc gia Lâm Ấp đã lên tục liên kết với những bộ lạc, và tiến đánh những nước láng giềng để mở rộng bờ cõi, sau đó đổi tên nước là Chăm-pa.
Bài 2 trang 68 Lịch Sử 6: Nêu các thành tựu về văn hóa và kinh tế của Chăm-pa.
Trả lời:
- Kinh tế:
+ Người dân đã biết sử dụng đồ sắt, biết tận dụng gia súc để làm sức kéo.
+ Biết trồng lúa 2 vụ và trồng nhiều loại cây khác.
+ Nhân dân ven biển sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt, giao thương với nước ngoài.
- Văn hóa:
+ Người Chăm đã có chữ viết riêng.
+ Họ đã theo đạo phật và đạo Bà La Môn.
+ Người Chăm có 1 nền nghệ thuật đặc sắc, các công trình kiến trúc tiêu biểu.
Bài trước: Lịch Sử 6 Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX (trang 63 Lịch sử 6) Bài tiếp: Lịch Sử 6 Bài 25: Ôn tập chương III (trang 69 Lịch sử 6)