Lịch Sử 6 Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo) (trang 53 Lịch sử 6)
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 20 trang 55: Quan sát sơ đồ, em có nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội ở nước ta?
Trả lời:
- Trong xã hội những người có quyền lực hâu hầu hết là những người hán gồm có quan lại và địa chủ.
- Quý tộc người Việt đã trở thành những hào trưởng nhưng không nằm giữ quyền lực gì.
- Nông dân và nô tì đã trở thành những người bị lệ thuộc vào những địa chủ, họ phải làm thuê cho các địa chủ và bị bóc lột sức lao động.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 20 trang 55: Theo em, việc chính quyền đô hộ mở một vài trường học nước ta với mục đích gì?
Trả lời:
Chính quyền đô hộ có mục đích tuyên truyền nho giáo và các phong tục tập quán của người Hán nhất là chữ Hán. Bắt dân ta học chữ Hán với mục đích đồng hóa dân ta. Ngoài ra, chúng cũng muốn đào tạo người Việt để dễ dàng cai trị.Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 20 trang 56: Tại sao người Việt vẫn giữ được các phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
Trả lời:
Bởi vì:
- Đa số người dân không chưa được đi học, họ vẫn dạy cho nhau tiếng Việt và nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt.
- Người Việt vốn căm ghét người Hán, chính vì thế họ vẫn giữ được phong tục tập quán riêng và không nghe theo người Hán.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 20 trang 56: Lời tâu của Tiết Tổng (SGK - trang 56) đã nói lên điều gì?
Trả lời:
Đã nói lên rằng nhân dân ta luôn có sự căm ghét với người Hán, không chịu khuất phục trước sự cai trị. Với lợi thế và địa hình hiểm trở, người nhiều, nhân dân có thể nổi kháng chiến dậy bất cứ lúc nào.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 20 trang 56: Qua câu nói của Bà Triệu (SGK, trang 56), em hiểu được Bà Triệu là người như thế nào?
Trả lời:
Bà Triệu là một người phụ nữ mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước sâu sắc, bà không thể chịu được cảnh áp bức bóc lột của quân giặc mà muốn đứng lên để đánh đuổi giành lại đất nước.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 20 trang 56: Em có đưa ra nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?
Trả lời:
Khởi nghĩa đã thể hiện ý chí quyết tâm đánh tan quân xâm lược. Tuy nhiên, quy mô của cuộc khởi nghĩa vẫn còn nhỏ, lực lượng mỏng và không thể lôi kéo được sự góp sức nên cuộc khởi nghĩa đã thất bại.
Bài 1 trang 57 Lịch Sử 6: Các nét mới về văn hóa nước ta trong các thế kỉ I – VI là gì?
Trả lời:
- Nhà Hán đã mở nhiều trường học, truyền bá phật giáo, nho giáo...
- Cho người Hán sang ở cùng với người Việt để bắt người Việt phải theo các phong tục của người Hán.
Bài 2 trang 57 Lịch Sử 6: Em hãy trình bày các diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
Trả lời:
- Khởi nghĩa nổ ra tại Phú Điền (Thanh Hóa), nhanh chóng đánh phá những thành, ấp ở huyện Cửu Chân và sau đó đánh ra khắp Giao Châu.
- Nhà Ngô cử tướng Lục Dận cùng với 6000 quân mua chuộc vừa đánh, để chia rẽ quân ta.
- Bà triệu hi sinh tại núi Tùng (Thanh Hóa), cuộc khởi nghĩa bị đán áp.
Bài trước: Lịch Sử 6 Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (trang 53 Lịch sử 6) Bài tiếp: Lịch Sử 6 Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (trang 58 Lịch sử 6)