Tập đọc: Sự tích lễ hội Chử Đổng Tử (trang 66 sgk Tiếng Việt 3)
Câu 1 (trang 66 sgk Tiếng Việt 3): Tìm những chi tiết cho thấy nhà Chử Đồng Tử rất nghèo?
Giải đáp:
Những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo đó là: hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha nên đã quấn chiếc khố chôn cha, còn mình đành ở không.
Câu 2 (trang 66): Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung diễn ra như thế nào?
Giải đáp:
Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung diễn ra như sau: Một hôm Chử Đồng Tử đang mò cá dưới sông thì thấy có thuyền của công chúa Tiên Dung đi tới. Chàng hoảng hốt chạy tới khóm lau thưa trên bãi cát rồi vùi mình xuống, lấy cát phủ kín người. Không ngờ, công chúa Tiên Dung ngắm thấy cảnh sông đẹp bèn sai người cho thuyền dừng lại rồi lên bờ sai quây màn ở chỗ khóm lau mà tắm. Nàng dội nước làm cát trôi đi, đế lộ ra một chàng trai khoẻ mạnh.
Câu 3 (trang 66): Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
Giải đáp:
Công chúa Tiên Dung quyết định kết duyên cùng Chử Đồng Tử vì nàng rất cảm thông trước tình cảnh và tấm lòng hiếu thảo của Chử Đồng Tử đã dành cho cha. Công chúa cho sự gặp gỡ này là duyên do Trời sắp đặt.
Câu 4 (trang 66): Hai người giúp dân làm gì?
Giải đáp:
Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp dân làm nhiều việc có ý nghĩa như: dạy cách trồng lúa, nuôi tằm và dệt vải. Sau này ông còn hiển linh giúp dân đánh giặc.
Câu 5 (trang 66): Nhân dân làm gì để tưởng nhớ ông?
Giải đáp:
Đề tưởng nhớ tới công lao to lớn của Chử Đồng Tử, nhân dân ở nhiều nơi bên bờ sông Hồng đã lập đền thờ ông và cứ đến mùa xuân lại tổ chức lễ hội.
Bài trước: Tập làm văn: Kể về lễ hội (trang 64 sgk Tiếng Việt 3) Bài tiếp: Kể chuyện: Sự tích lễ hội Chử Đổng Tử (trang 67 sgk Tiếng Việt 3)