Luyện từ và câu: Nhân hóa (trang 126 sgk Tiếng Việt 3)
Câu 1 (trang 126 sgk Tiếng Việt 3): Đọc và trả lời câu hỏi?
Giải đáp:
a) Khổ thơ:
"Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười"
- Hình ảnh nhân hoá trong các câu thơ trên đó là: "Mầm cây tỉnh giấc; Hạt mưa trốn tìm; Cây đào lim dim mắt cười"
- Các sự vật trên được nhân hoá bằng cách dùng những từ ngữ chỉ các bộ phận của người (mắt) hoặc chỉ các hoạt động của người để miêu tả chúng (tỉnh giấc, trốn tìm, cười).
b) Đoạn văn:
"Cơn dông như được báo trước rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường: từng loạt, từng loạt một, những bông gạo tung bay vào gió, trắng xoá như tuyết mịn, tới tấp toả đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình".
- Hình ảnh nhân hoá được sử dụng trong đoạn văn trên là:
- Cơn dông kéo đến
- Lá gạo múa reo
- Chúng chào anh em chúng lên đường
- Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên.
- Tác giả đã nhân hoá cơn dông, lá gạo, hoa gạo, cây gạo bằng cách nói lên sự tinh nghịch và nhanh nhẹn của các hạt mưa. Chúng giống như các em nhỏ đang vui vẻ chơi trò ú tim với nhau vậy.
Câu 2 (trang 127): Em hãy viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.
Giải đáp:
Mảnh vườn trước của nhà ông nội em tuy nhỏ nhưng nội em trồng khá nhiều các loại hoa. Nào là hoa ti-gôn, hoa hồng, hoa cúc và cả cây đa cảnh nữa. Hoa ti-gôn thì dịu dàng rủ từng chùm rất đáng yêu. Hoa hồng đỏ thắm kiêu sa như nàng công chúa vừa độ đôi mươi. Cây đa cảnh thì có rễ tròn và cứng. Nó như che nắng, che mưa cho các loại hoa bé nhỏ.
Bài trước: Tập đọc: Mặt trời xanh của tôi (trang 126 sgk Tiếng Việt 3) Bài tiếp: Tập đọc: Quà của đồng nội (trang 128 sgk Tiếng Việt 3)