Tập đọc: Ở lại với chiến khu (trang 14 sgk Tiếng Việt 3)
Câu 1 (trang 14 sgk Tiếng Việt 3): Trung đoàn trưởng đến gặp các chiên sĩ nhỏ tuổi làm gì?
Giải đáp:
Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để thông báo ý kiến của trung đoàn, cho các chiến sĩ nhỏ tuổi trở về sống với gia đình vì cuộc sống ở chiến khu còn nhiều gian khổ, khó khăn, thiếu thốn.
Câu 2 (trang 14): Vì sao nghe ông nói, ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại?
Giải đáp:
Khi nghe trung đoàn trưởng nói, ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại bởi vì điều này là quá bất ngờ đối với các em. Không ai có thể nghĩ rằng mình sẽ rời xa trung đoàn, rời xa anh em trong đội ngũ để về với gia đình. Chiến đấu cho Tổ quốc là lí tưởng cao đẹp của các em. Trở về với gia đình chính là từ bỏ lí tưởng cao đẹp đó.
Câu 3 (trang 14): Tại sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?
Giải đáp:
Lượm và các bạn khác đều không muốn về nhà bởi vì tất cả các em đều sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu đói, chịu khát để ở lại sống chết với chiến khu, không thể trở về ở chung với gia đình còn trong vùng tạm chiếm có tụi Tây và Việt gian kiểm soát.
Câu 4 (trang 14): Lời nói của Mừng có gì cảm động?
Giải đáp:
Mừng nói lời thơ ngây và rất thật lòng. Em xin trung đoàn trưởng cho các em ăn ít di, nhưng dừng bắt phải trở về. Đó là những lời nói rất cảm động xuất phát từ lòng yêu nước và căm thù giặc của em.
Câu 5 (trang 14): Tìm hình ảnh so sánh ở cuối bài:
Giải đáp:
Hình ảnh so sánh ở cuối bài là:
- Tiếng hát bay lượn trên mặt như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm.
- Suối tràn qua lớp cây rừng, bùng lên như rừng lạnh lối.
Nội dung: Ca ngợi tinh thần yêu nước căm thù giặc, không quản ngại gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Bài trước: Tập làm văn: Nghe - kể: Chàng trai làng Phù Ủng (trang 12 sgk Tiếng Việt 3) Bài tiếp: Kể chuyện: Ở lại với chiến khu (trang 15 sgk Tiếng Việt 3)