Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT GDCD 11 (ngắn nhất) > GDCD 11 Bài 5: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa - Giải BT GDCD 11 (ngắn nhất)

GDCD 11 Bài 5: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa - Giải BT GDCD 11 (ngắn nhất)

Bài 1 trang 47 GDCD 11: Cầu là gì? Cung là gì? Tại sao người bán và người mua lại quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh toán?

Hướng dẫn giải:

- Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.

- Cung là khối lượng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng vứi mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sả xuất xác định.

- Người bán và người mua quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh toán vì:

+ Nhu cầu là sự cần thiết tất yếu của mỗi người, sự thỏa mãn là khác nhau dựa trên thu nhập của mỗi người.

+ Mỗi người có một khả năng chi trả, thanh toán khác nhau.

+ Căn cứ vào khả năng chi trả dựa trên nhu cầu thực tế của mỗi người thì “cầu” tiêu dùng mới xuất hiện.

Bài 2 trang 47 GDCD 11: Phân tích nội dung của quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Hướng dẫn giải:

- Cung – cầu tác động lẫn nhau: Khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hóa tăng lên và ngược lại.

- Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường: Khi cung lớn hơn cầu, hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng đến sự tăng/giảm giá cả thị trường.

- Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu:

+ Về phía cung: Khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại.

+ Về phía cầu: Khi giá cả giảm xuống thì cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại.

Bài 3 trang 47 GDCD 11: Phân tích vai trò của mối quan hệ cung – cầu?

Hướng dẫn giải:

- Thứ nhất, là cơ sở để nhận thức vì sao giá cả trên thị trường và giá trị hàng hóa trong sản xuất lại không ăn khớp với nhau.

- Thứ hai, buộc người sản xuất, kinh doanh phải nắm vững các trường hợp vận động của cung – cầu để đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Thứ ba, là cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu và có hiệu quả kinh tế tương ứng với các trường hợp quan hệ cung – cầu trên thị trường.

Bài 4 trang 47 GDCD 11: Khi là người bán hàng trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây:

a. Cung = cầu

b. Cung > cầu

c. Cung < cầu

Hướng dẫn giải:

=> Lựa chọn trường hợp cung < cầu.

Bài 5 trang 48 GDCD 11: Khi là người mua hàng trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây:

a. Cung = cầu

b. Cung > cầu

c. Cung < cầu

Hướng dẫn giải:

Chọn trường hợp cung > cầu

Bài 6 trang 48 GDCD 11: Em hãy lấy ví dụ minh họa về sự điều tiết của Nhà nước, khi trên thị trường quan hệ cung – cầu bị rối loạn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Hướng dẫn giải:

- Khi miền Trung nước ta liên tục bị lũ lụt, đồng bằng Nam Bộ bị hạn hán, xâm nhập mặn, Nhà nước đã thông qua các chính sách nhằm lặp lại cân đối cung cầu như giảm thuế, trợ cấp vốn, trợ cấp lương thực,...

- Nhưng khi có kẻ đầu cơ tích trữ hàng hóa, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người dân để nâng giá bán trục lợi thì bị nhà nước dùng pháp luật để trừng trị.

Bài 7 trang 48 GDCD 11: Khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), theo em, mối quan hệ cung – cầu về hàng hóa và việc làm sẽ diễn ra như thế nào?

a. Thuận lợi.

b. Khó khăn.

c. Vừa thuận lợi, vừa khó khăn.

Tại sao em lại chọn phương án đó?

Hướng dẫn giải:

Chọn phương án: C. Vừa thuận lợi, vừa khó khăn.

Giải thích:

- Thuận lợi: Được chuyển giao công nghệ, khoa học kĩ thuật để hợp tác phát triển kinh tế, thị trường mở rộng, lượng cung về hàng hóa gia tăng, nhu cầu về việc làm gia tăng.

- Khó khăn: Nước ta có trình độ khoa học kĩ thuật còn thấp, cạnh tranh gay gắt về chất lượng, mẫu mã hàng hóa...